Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015

Chùa Tổ linh thiêng ở Kinh Bắc

(TTO) - Không chỉ nổi tiếng là điểm hành hương của các phật tử, chùa Tổ (Phúc Nghiêm Tự) ởthôn Mãn Xá, xã Hà Mãn, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh còn được biết với những huyền tích linh thiêng nơi Trung tâm Phật giáo nước Việt xưa.

< Cổng chính vào chùa Tổ chỉ mở trong những ngày lễ hoặc mùng 1 và rằm.

Chúng tôi đến thăm chùa cận ngày rằm nhưng vẫn cảm nhận không khí ảm đạm, tĩnh mịch. Sân chùa thơm mùi thị và tiếng xào xạc quét lá của người trông chùa. Nhưng ấn tượng nhất vẫn là những câu chuyện mang màu sắc huyền thoại về ngôi chùa gần như bị “bỏ quên” ở vùng đất Phật giáo lâu đời nhất tại Việt Nam.

“Chùa mẹ-chùa con”

< Sân trước điện chính chùa Tổ.

Nằm bên bờ sông Lục, chùa Tổ được xây dựng từ thế kỉ 2 sau công nguyên và được tu sửa lại hoành tráng vào năm 1313 với 50 gian. Hỏi bác trông chùa tại sao lại có tên như vậy, bác bảo vì đây là nơi thờ nàng Man Nương, tổ mẫu của phật giáo hệ thống tứ pháp.
Dulichgo
Tương truyền rằng, Man Nương sinh hạ được một bé gái, sau đó nhà sư Khâu Đà La - vị tổ của đạo Phật đến vùng Luy Lâu thuyết đạo - đã đưa hài đồng đến gần một cây dâu. Chẳng may tán cây xòe rộng, đứa trẻ biến mất vào đó. Mấy năm sau, mưa bão làm đổ cây rồi thân cây theo dòng sông trôi về Luy Lâu. Người dân mơ thấy điềm báo, liền lấy thân cây đúc thành 4 bức tượng, tương ứng với 4 vị thần linh Tứ Pháp: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. 4 bà được coi là 4 người con gái của Man Nương.

< Tượng phật mẫu Man Nương trong chùa Tổ với dáng khoan thái, tay bắt vô úy ấn.

Về sau, cứ vài năm mở một lễ lớn, người dân lại rước tượng từ các chùa thờ bà Pháp Lôi, Pháp Điện, Pháp Vũ về chùa Dâu thờ bà Pháp Vân, là chị cả; sau đó cả 4 bức tượng được rước về “chùa mẹ” là chùa Tổ.

"Với nhiều phật tử, trước khi ghé chùa Dâu phải ghé qua chùa Tổ vì muốn thăm con gái thì phải đi thăm mẹ, mặc dù quy mô và vị trí của chùa Tổ không được như chùa Dâu nổi tiếng. Làng tôi cứ vài năm một lần lại có đám rước bà chúa của làng về “chầu” ông Hoàng, nhưng chưa bao giờ tôi được xem một đám rước 4 chùa quy về một chốn như ở chùa Tổ", bác kể.

Ao nước không bao giờ cạn
Dulichgo
Nhắc tới các truyền thuyết tại ngôi chùa Tổ, mấy người bạn "thổ địa" dẫn tôi đến chùa vẫn truyền nhau về ao nước không bao giờ cạn nơi sân chùa. Vòng từ gian trước sang phía sân bên phải sẽ gặp một ao nước. Tương truyền năm đó mất mùa, người dân vùng quanh đó đói khổ, đất đai khô cằn. Khi Man Nương cắm cây gậy tích trượng của vị sư Khâu Đà Là xuống đất thì có mạch nước phun lên trời, tưới tắm cho cả vùng đồng ruộng.

< Sân trong với ao nước nằm bên hông trái của chùa.

Mạch nước năm xưa ngày càng mở rộng, trở thành một ao bèo đằng sau chùa Tổ. Ao nước này được cho là không bao giờ cạn, dù người dân xung quanh đã vài lần tát ao, nhưng cứ bơm nước ra thì mức nước lại dâng lên. Nhiều người thử cắm que tre xuống lòng ao thì không thấy chạm đáy. Bây giờ, người dân cũng không ai đụng tới ao đó vì coi đây là nơi linh thiêng của chùa.

Có giả thuyết cho rằng, ao nước được thông với sông, nên cứ khi nào nước vơi thì lại tự động dâng cao. Chiều chiều, những người cao tuổi lại tới sân chùa trò truyện, cạnh bên ao nước và kể lại những câu chuyện xưa.

Giếng nước mắt rồng

< Giếng nước mắt rồng phải với lối lên xuống như hàng lông mi.
Dulichgo
Ngồi nói chuyện với các cụ cao niên trong làng, chúng tôi được nghe nhiều câu chuyện về kiến trúc cũng như những vị trí đặc biệt trong ngôi chùa. Trước cửa sân chùa Tổ có 2 ao nước nhỏ, mùa mưa nước ngập đầy, mùa cạn xâm xấp nước, có thả súng tím. Hai giếng nước đặt cạnh nhau, cách lối đi thẳng dẫn vào gian chính cổng chùa. Nhìn từ xa, hai ao nước nhỏ như hai con mắt của rồng với một đầu tròn bầu, một đầu hất nhọn lên như đuôi mắt.

Với ý nghĩa tâm linh và lịch sử lâu đời, các nhà phong thủy cho rằng ngôi chùa Tổ được xây trên long mạch phần ở đầu rồng. Vị trí hai giếng nước chính là mắt rồng. Người ta cho rằng khi người lễ chùa đi từ cổng chính ngôi chùa qua sân gạch và soi mình xuống giếng nước thì mắt rồng có thể phân biệt được ai là người tốt ai là người xấu.

< Tạo hình nghê trong sân chùa.

Trong khi những ngôi chùa khác ngày càng được tu sửa quy mô, rộng rãi thì chùa Tổ vẫn nằm lặng lẽ trong khuôn viên rợp bóng cây xanh. Gian chính chùa ẩm thấp, với nhiều khoảng mái bị dột.
Dulichgo
Mãi tới tận bây giờ, ngôi chùa mới được tu sửa do tượng bà Man Nương và Khâu Đà La bị nước mưa làm hư hại phần nào.
Nhưng với nhiều người thích vãn cảnh chùa, có lẽ ai cũng mong ngôi chùa mãi giữ được vẻ tĩnh mịch, thanh bình như bây giờ, để lại có những buổi chiều ghé thăm chùa và quên đi hết những bộn bề của cuộc sống.

Theo Bùi Minh Đức (báo Tuổi Trẻ)
Du lịch, GO!

Quyến rũ thác Hang Chiêng - Khe Nương Dâu

Có một địa chỉ du lịch sinh thái lý thú khá quen thuộc với người dân bản địa nhưng lại mới mẻ và ít người nơi khác biết đến tại xã Tuấn Đạo (Sơn Động), đó là thác nước Hang Chiêng - Khe Nương Dâu. Những ngày hè dát bỏng, đây thực sự là điểm đến cuốn hút giải nhiệt của người dân.

“Chưa đến Hang Chiêng - Khe Nương Dâu” thì coi như chưa đến Tuấn Đạo”, lời giới thiệu như thách thức ấy của Phó Chủ tịch UBND xã Tuấn Đạo, Hoàng Văn Lập càng thúc giục chúng tôi phải chinh phục bằng được con suối cao giữa núi non điệp trùng, cho dù thời tiết miền núi hôm đó mưa nắng thất thường. Nằm giữa khe núi hun hút, xung quanh bao phủ bởi những thảm thực vật của rừng phòng hộ thuộc thôn Lâm Tuấn, theo giải thích của Phó Chủ tịch xã, sở dĩ có tên gọi Hang Chiêng là trong thời kỳ chống Pháp du kích địa phương đã giấu nhiều chiếc chiêng làm hiệu lệnh mỗi khi hoạt động tại đây, xung quanh là những bãi dâu tươi tốt.

Xưa kia, những địa danh trong xã, như: Đồn Tây, đồn Chủa, Đá Bờ, Lý Hai, Cửa Đảm... trở thành nỗi khiếp sợ của giặc xâm lược. Lịch sử địa phương ghi rằng, vào cuối năm 1948, tại Hang Chiêng - Khe Nương Dâu, đội du kích Tuấn Đạo dựa vào địa thế núi rừng hẻo lánh làm căn cứ hoạt động, góp phần cùng bộ đội địa phương tấn công phá tan đồn Chủa của Pháp.

Trong vẻ đẹp tổng thể của khu rừng tự nhiên này, phải kể đến nét chấm phá của dòng thác nước trong muốt. Nước suối chảy liên tục không ngớt, có những nơi nước chảy xiết đổ vào các bồn tắm thiên tạo, lại có chỗ dòng chảy rất dịu êm và mềm mại. Để chinh phục suối, du khách phải mất 4 đến 5 giờ đồng hồ, được leo núi xuyên rừng, ngâm mình trong dòng suối mát, ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ miền sơn cước, hoặc thử sức vượt qua những tảng đá với hình hài kỳ thú sẽ đem lại cho du khách nhiều ấn tượng thích thú và khó quên. Một cảm giác thật thoải mái, dễ chịu, đôi lúc lại nhồn nhột khi đi giữa chốn đại ngàn của núi rừng bao la. Từ trên cao dòng nước ầm ào đổ xuống đuổi nhau qua những tảng đá to tròn chảy về hạ nguồn. Du khách ngây ngất khi được mục kích nhiều con thác đang tung bụi nước trắng xóa. Dòng nước ấy cũng chính là nơi cung cấp nước sạch cho hàng trăm hộ dân quanh khu vực này.
Dulichgo
Ông Lập kể: Đến thác Hang Chiêng - Khe Nương Dâu du khách không thấy cảnh ồn ào, sôi động và phải chen lấn như tại những điểm du lịch nổi tiếng, đây là một điểm đến đầy hoang sơ, quyến rũ với những tán rừng rậm rịt phủ trùm hai bên suối, vào những trưa hè oi ả, người dân các địa phương lân cận thường rủ nhau lên suối tắm.

Những hôm trời nóng, hễ có bạn bè, người thân đến chơi, các gia đình bản địa thường ít khi bỏ lỡ cơ hội giới thiệu và quảng bá về dòng thác này. Hiện xã đã làm đường bê tông tới tận chân thác nước, xây dựng các hố rác để người dân và du khách tự vất vào đó, hạn chế tác động của con người gây ô nhiễm môi trường, trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới, chính quyền sở tại cũng tính đến các phương án xây dựng, phát triển một số dịch vụ tại điểm du lịch này.
Dulichgo
Bóng chiều đã quá Ngọ vậy nhưng dường như chẳng ai muốn rời xa nơi này bởi sự quyến rũ của dòng suối trong suốt, mát lạnh ầm ầm dội lên những tảng đá. Về Tuấn Đạo, du khách không chỉ thỏa thích leo núi, ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên, mà còn được tìm hiểu phong tục tập quán truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Tày, Nùng, Hoa, Sán Dìu, Dao, Cao Lan…

Theo Nguyễn Hướng (Dulich Bacgiang)
Du lịch, GO!

Lùng Khúy, đệ nhất hang động trên cao nguyên Đồng Văn

Hang Lùng Khúy nằm ở thôn Lùng khúy, xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ (Hà Giang), nằm cách trung tâm thị trấn Tam Sơn hơn 10km. Hang động có vẻ đẹp nguyên sơ với nhiều nhũ đá lộng lẫy và hình thù lạ mắt, tạo thành một vẻ đẹp thiên nhiên hiếm thấy. Do hang nằm trong lòng một quả núi lớn ở thôn Lùng Khúy nên người dân đặt tên là hang Lùng Khúy.

Cho đến thời điểm hiện nay, hang Lùng Khúy được đánh giá là một trong những hang động đẹp nhất trong số các hang đã được phát hiện trên địa bàn tỉnh. Vào dịp lễ hội tam giác mạch vừa qua, huyện Quản Bạ cũng đã chính thức cho phép du khách vào tham quan 'đệ nhất hang động' trên cao nguyên đá này.

< Con đường đất dài hơn một cây số được tu sửa lại dẫn thẳng lên tận hang Lùng Khúy. Đứng ở cửa hang Lùng Khúy, du khách có thể phóng tầm mắt ngắm được toàn cảnh xã Cán Tỷ.

Hang Lùng Khúy có chiều dài hơn 300m với nhiều nhánh rẽ khác nhau, đây là một hang động còn rất nguyên sơ với nhiều nhũ đá lộng lẫy, hình thù lạ mắt kích thích trí tưởng tượng của du khách.
Dulichgo
< Hệ thống lối đi được xây dựng bằng các khung sắt giúp du khách dễ dàng đi lại.

Để vào tham quan hang Lùng Khúy, du khách phải gửi xe ở dưới nhà dân và đi bộ theo con đường đất dài hơn một cây số vòng quanh núi.

< Càng đi sâu vào trong hang thì các nhũ đá có nhiều hình dạng khác nhau, ảo diệu dưới ánh đèn màu.
Dulichgo
Hai cửa vào hang nằm sát nhau, mỗi cửa chỉ cao chưa đầy 1,5m và rộng chưa đến 1m. Muốn vào hang mọi người phải khom lưng.

< Nhiều nhũ đá với các hình thù kì lạ làm kích thích trí tưởng tượng của du khách.

Lòng hang khá rộng, có những chỗ rộng tới khoảng 50m với những vòm hang khá cao. Từ trên vòm hang, nhiều thạch nhũ to nhỏ, dài đến 2-3m với các hình thù kỳ thú buông xuống. Nhiều nhất vẫn là những khối nhũ dạng rèm, nhiều lớp đá mỏng buông xuống.

< Có những nhũ đá trông giống như cây hoa hay tòa tháp và tất cả đều còn rất nguyên sơ.
Dulichgo
Phía ngoài hang, các nhũ đá, cột đá màu vàng sẫm thô ráp như rải lớp cát lên...

< Nhiều nhũ đá có hình dạnh khác nhau được sắp xếp rất độc đáo khiến du khách thích thú.

Nhưng càng vào trong xuất hiện rất nhiều nhũ đá màu trắng trong suốt dạng rèm với những sợi nhũ mảnh hơn, dài hơn xếp thành hình răng lược tựa như một chiếc đàn đá khổng lồ hay khối thạch nhũ dạng một tòa tháp, một cây hoa.

< Nhiều chỗ nhũ đá có hình răng lược được xếp đều đặn như một chiếc đàn đá khổng lồ.
Dulichgo
Trong hang có nhiều hố, vũng chứa nước, và từ vòm hang nhiều chỗ nước mát vẫn nhỏ từng giọt tí tách.

< Ở trần hang cũng mọc nhiều nhũ đá hướng xuống dưới, có cảm tưởng như mặt đất đang đảo ngược.

Hang Lùng Khúy là một hang động tuyệt đẹp, nguyên sơ và sẽ mang lại giá trị cho du lịch tỉnh Hà Giang trong tương lai. Vì vậy, Lùng Khúy cần được bảo tồn, giữ gìn để trở thành điểm tham quan hấp dẫn du khách.

Tổng hợp từ iHay.Thanhnien, báo Bình Định và nhiều nguồn khác
Du lịch, GO!

Phát hiện hang động mới ở Quản Bạ.

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015

Mênh mang Đồng Nghệ - Đồng Xanh (Đà Nẵng)

Cách trung tâm TP.Đà Nẵng khoảng 25km về phía tây, hồ Đồng Xanh – Đồng Nghệ (Hòa Khương, Hòa Vang) trở thành điểm đến lý tưởng cho các hoạt động dã ngoại sinh thái, nghỉ dưỡng của các bạn trẻ vào những dịp cuối tuần.

Hồ Đồng Xanh – Đồng Nghệ là một công trình thủy lợi được xây dựng hoàn thành vào năm 1995 với diện tích mặt nước rộng 2,4km2, nhằm mục đích phục vụ tưới tiêu cho các vùng phụ cận. Từ trên cao nhìn xuống, lòng hồ như một bức tranh thủy mạc trải dài lấp lánh dưới ánh mặt trời. Ấn tượng đầu tiên trong mắt du khách khi tới nơi đây chính là con đập ngăn nước cao vững chãi được che phủ bởi lớp cỏ xanh tựa như tấm thảm dài mịn màng, còn vây quanh lòng hồ là những đồi cây xanh tốt nối nhau dường như bất tận.

Con đập ngăn nước có chiều dài 645m, chiều rộng đỉnh đập 6m, chiều cao là 25 m. Trên bờ đập được phủ một lớp cỏ xanh rì làm hài hòa thêm cảnh sắc ở xung quanh. Bên kia là hồ nước màu xanh thẳm rộng mênh mông tạo cho ta cảm giác thấy mình thật là nhỏ bé so với thiên nhiên rộng lớn.
Dulichgo
Công trình thủy lợi Đồng Nghệ được hoàn thành vào năm 1995, đáp ứng nhu cầu tưới tiêu, hạn chế lũ lụt hằng năm của các xã lân cận. Bao quanh lòng hồ là núi non, suối thơ mộng những rừng cây tươi tốt với màu xanh bất tận in bóng lung linh dưới mặt hồ, tương phản trên nền nước phẳng lặng.

Mất khoảng hơn 20 phút đi trên thuyền, bạn sẽ đến được thượng nguồn của hồ. Tại đây, ta đi thăm các trang trại, chăn nuôi gia súc, trồng rừng.

Cắm trại ở đây thì không gì bằng, không gian thoáng đãng, yên tĩnh, mát mẻ, nghe đâu đó tiếng chim hót, tiếng suối chảy róc rách từ các khe núi vọng ra nơi mà ta khó có thể tìm được ở chỗ đô thị xô bồ.

Những ngày cuối tuần nắng đẹp, dễ dàng bắt gặp khá nhiều du khách và các bạn trẻ rủ nhau về đây cắm trại, sinh hoạt dã ngoại với các hoạt động như câu cá dưới những phiến đa ven bờ; chèo thuyền khám phá lòng hồ hoặc đi về phía thượng nguồn nơi cảnh quan hấp dẫn với những suối đá nước trong veo, thăm thú các trang trại gia súc, gia cầm và thưởng thức đặc sản trái rừng như trâm, sim, dủ dẻ… giữa một không gian thoáng đãng, yên tĩnh, mát mẻ đến lạ thường.
Dulichgo
Tuy vậy, cảnh vật quanh hồ chỉ đẹp nhất vào buổi chiều tà cũng là lúc thời gian như lắng đọng trong tiếng vi vu của gió và tiếng chim rừng gọi bầy bâng khuâng ở chốn non nước hữu tình.

Đặc biệt, hồ Đồng Xanh – Đồng Nghệ còn là địa chỉ thú vị cho những ai đam mê chèo thuyền kayak vì mặt hồ thoáng rộng và luôn lặng sóng.

Du khách sẽ không phải ngạc nhiên khi đến đây nếu bắt gặp hàng chục bạn trẻ nô đùa, chèo thuyền kayak luồn lách đuổi nhau qua những lòng hồ khe núi. Ngoài ra, nơi đây cũng là địa điểm duy nhất ở miền Trung được đội tuyển Rowing Đà Nẵng và Trung tâm Thể dục quốc gia III  chọn làm nơi luyện tập cho các vận động viên nhằm chuẩn bị cho các giải đấu lớn.

Khám phá Đồng Xanh - Đồng Nghệ không chỉ mang đến cho du khách những cảm nhận mới lạ về cảnh vật, non nước mây trời mà còn giúp đưa con người đến gần hơn với thiên nhiên, lánh xa nhưng ồn ào phố thị để cảm nhận được sự phóng khoáng, tự do giữa đất trời. Và, điều quan trọng nhất là hồ Đồng Xanh – Đồng Nghệ không quá xa thành phố và rất dễ dàng thuận lợi để đến nơi.

Theo Báo Quảng Nam, Danagon.com
Du lịch, GO!

Măng sặt – đặc sản của núi rừng Yên Bái

Yên Bái là một tỉnh miền núi, diện tích đất rừng chiếm đa số, bởi vậy rừng Yên Bái có rất nhiều các loại măng như: Măng nứa, măng mai, măng lay, măng tre… nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến là măng sặt.

Măng sặt có nhiều ở các địa phương nhưng không phải nơi nào măng cũng ngon, có lẽ Yên Bái là mảnh đất có thổ nhưỡng và khí hậu hợp với sự sinh trưởng, phát triển của cây măng. Chẳng thế mà măng sặt Yên Bái đã trở thành món ăn được nhiều thực khách sành ăn bình chọn là món ngon và hấp dẫn nhất.

Măng sặt được mùa nhất là vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 dương lịch, thời gian vụ măng ngắn chỉ từ tháng 3 đến tháng 4 hàng năm. Loại măng này thuộc họ tre, thân nhỏ rất thẳng, búp măng to cỡ chuôi liềm, trắng nõn, mềm và ngọt, mọc tự nhiên. Loại măng này có nhiều tại các vùng đồi thuộc huyện Trạm Tấu, Văn Chấn, nhưng nhiều nhất là ở Thị xã Nghĩa Lộ.

Măng sặt có vị ngọt và mềm rất dễ để chế biến các món ăn, phù hợp với khẩu vị của nhiều người, măng sặt ăn ngon nhất khi ngọn măng mới nhú mập mạp, thân mầu trắng còn tươi nguyên mùi đất rừng. Chọn được những cây măng ngon thì cần biết cách chế biến để có những món ăn ngon hấp dẫn nhất. Măng sặt có thể chế biến được rất nhiều các món ăn như: món luộc, món om, món xào, món nướng…
Dulichgo
Để thưởng thức món măng sặt ninh sườn có vị ngon đậm đà, thơm và hấp dẫn, măng sặt được bóc vỏ rồi đập dập, ninh với sườn lợn, cà chua và tỏi, thêm một chút hành, mùi thì bao giờ măng cũng hết trước sườn, bữa sau lại mua măng thả vào ninh tiếp, lạ thay măng vẫn cứ "chạy" hơn sườn.

Để làm món măng xào, người ta bóc vỏ măng và thái vát mỏng sau đó đem xào với lòng gà, lòng vịt hoặc thịt bò. Xen với vài lát cà rốt và ớt tươi, mâm cơm đã có đĩa xào đẹp mắt và ngon miệng.

Với món luộc, ăn kèm phải là nước chấm được pha ngon. Người ta thường dùng gừng, tỏi, lá mùi tàu, hạt dổi giã nhỏ, pha cùng nước mắm, đường để làm dậy lên cái ngon đặc biệt của măng. Tuy nhiên, theo người dân vùng cao có lẽ hấp dẫn nhất vẫn là măng nướng. Chỉ cần nướng măng trên than hồng, khi chín, bóc từng lớp vỏ bên ngoài, ăn sẽ rất ngọt và thơm mà vẫn giữ nguyên được vị của măng rừng.
Dulichgo
Đối với người dân vùng cao hấp dẫn nhất là món măng cho vào than hồng để nướng. Món măng sặt nướng trên bếp lửa ngọt thơm lạ kỳ, nướng đến đâu, bóc vỏ cháy sém, ăn nóng với mắm tôm ớt rất thú vị.

Măng sặt luộc chín, đem rán vàng rồi om với thịt vịt và tỏi, ăn nóng với hạt tiêu, hành, mùi rất lạ miệng. Măng sặt chẻ nhỏ, ngâm với dấm ớt, ớt phải nhiều và cay, đóng lọ ăn dần cũng rất đưa cơm và ngon miệng.

Măng sặt giờ đây đã trở thành món ăn yêu thích của tất cả những ai đã một lần thưởng thức. Vào mùa măng khắp nơi từ vùng thấp đến vùng cao, từ miền núi đến đồng bằng đều bán loại măng này. Trước đây, măng sặt không có nhiều do mọc tự nhiên không có sự chăm sóc. Nhưng khi nhận thấy nhu cầu ẩm thực của người dân và nhiều du khách ở các nơi khác đến với các huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái rất ưa thích món măng sặt thì người Dao, Thái đã biết quy hoạch những vùng có măng trên các khu rừng già thành vùng riêng, được chăm sóc nên măng cũng phát triển tốt hơn, mập hơn và ngon hơn.

Vào mùa măng khắp nơi từ vùng thấp đến vùng cao, từ miền núi đến đồng bằng đều bán loại măng này. Món ăn tuy giản dị nhưng hội tụ đầy đủ sự tinh túy của núi rừng Tây Bắc với vị thơm ngon, ngọt đã tạo nên một thương hiệu riêng cho măng sặt – món đặc sản của Yên Bái.

Theo Cổng TTĐT tỉnh Yên Bái
Du lịch, GO!

Vượt bùn, đẩy xe trên cung đường Tây Bắc

(VNE) - Không có những vật dụng bảo hộ, cũng không có kiến thức cơ bản để ứng phó khi xảy ra tình huống bất trắc, nhóm ba người chúng tôi lên đường khám phá Tây Bắc chỉ với hai chiếc xe máy vừa thuê và vài bộ quần áo.

Những ngày còn là sinh viên học tại Sài Gòn, tôi và hai người bạn luôn ao ước được một lần đặt chân đến những địa danh nổi tiếng ở Tây Bắc như Sa Pa, Y Tý ở Lào Cai hoặc Hà Giang,…Chỉ đến năm thứ ba đại học, chúng tôi mới gom góp đủ tiền học bổng để thực hiện một chuyến đi xa đầu đời.

Thời gian cho chuyến đi lên Tây Bắc là 3 ngày 2 đêm. Nhóm dự kiến ngày đầu tiên sẽ xuất phát từ ga Lào Cai, thuê xe máy tại đây sau đó di chuyển về xã Y Tý, ở lại đây một đêm, ngày thứ 2 di chuyển tiếp về Sa Pa và trở về vào trưa ngày thứ 3, tổng hành trình dài khoảng 170 km.

Chúng tôi hỏi đường những người bản địa, hầu hết ai cũng biết lối tắt để đi từ Y Tý sang Sa Pa. Tuy nhiên họ cũng khuyên nhóm nên di chuyển ngược lại, có nghĩa là từ Y Tý quay lại đường cũ để về thành phố Lào Cai, sau đó tiếp tục đi lên Sa Pa. Tất cả chắc chắn rằng, đoạn đường đó đang được thi công rất lầy lội, hơn nữa thời điểm tháng 9, vùng Tây Bắc trời mưa lớn, thường xảy ra sạt lở núi rất nguy hiểm, chúng tôi không thể chủ quan. Tuy nhiên, khi đó tuổi trẻ dồi dào năng lượng, suy nghĩ thiếu chín chắn, chúng tôi bỏ qua mọi lời khuyên, hăm hở quyết định sẽ đi đường tắt, vừa tiết kiệm thời gian, vừa ngắm được cảnh đẹp trên cung đường mới.
Dulichgo
Ngoại trừ hai chiếc xe máy vừa thuê và bình xăng mua thêm dự trữ, chúng tôi hồn nhiên không trang bị thêm bất cứ vật dụng bảo hộ nào cho chuyến đi, không một chút kiến thức để ứng phó khi xảy ra trường hợp bất trắc, trong khi hành trình phía trước ẩn chứa nhiều rủi ro với đồi núi phức tạp.

Ngày đầu tiên, sau khoảng chục cây số suôn sẻ với vô vàn cảnh đẹp vẫy chào, chúng tôi bắt đầu đi đến đoạn đèo thuộc xã Trịnh Tường với những con dốc dồn dập. Càng lên cao, chiếc xe càng chạy ì, đến giữa đèo, đầu xe giật liên tục, tiếng kêu phát ra như máy xay xát gạo. Lúc đấy, tôi chỉ còn biết vào số, trả số xoành xoạch, trong miệng cứ lẩm bẩm cầu mong cho nó không bị chết máy giữa một nơi toàn núi đồi hoang vu.

Thế mà cũng qua được. Kỳ diệu là chiếc xe máy mà chúng tôi thuê dường như được sinh ra để leo đèo. Qua được ngọn núi, chúng tôi thẳng đường chạy về Y Tý, trong lòng chẳng còn sợ hãi. Dọc đường đi, thỉnh thoảng gặp một vài bạn đi du lịch bụi, giữa núi đồi vắng vẻ, tự nhiên thấy vui trong lòng rồi đưa tay chào nhau dù chẳng quen biết. Đêm hôm đấy, ba người chúng tôi nghỉ lại Y Tý, một giấc ngủ ngon lành trong cái gió lạnh đang luồn qua những tấm liếp của nhà nghỉ.

Sáng hôm sau, theo lộ trình đã quyết từ hôm trước, nhóm đi về hướng đường tắt để đến Sa Pa. Vừa rời khỏi Y Tý vài cây số, xe bắt đầu đổ dốc trên con đường xuyên qua một đoạn rừng rậm nhiệt đới, dưới cơn mưa xối xả. Cơn mưa rừng khiến chúng tôi lạnh cóng chân tay, chốc chốc lại rùng mình bởi lớp áo mưa mỏng chẳng đủ cản những hạt mưa táp vào liên tục. Và rồi phía cuối con đường, bầu trời quang quẻ, một màu vàng đậm của lúa chín uốn lượn mềm mại trên những thửa ruộng bậc thang hiện lên, đám mây mỏng nhè nhẹ trôi trên đỉnh núi. Ba con người lần đầu tiên chứng kiến cảnh đẹp Tây Bắc, chỉ đứng ngây người, chẳng biết nói thêm câu cảm thán gì.
Dulichgo
Nhưng niềm hạnh phúc chưa được bao lâu, nhóm bắt đầu đi đến đoạn đường đáng nhớ nhất trong cả hành trình. Một đoạn đường với khúc cua tay áo khuất tầm nhìn nhão nhoẹt sình lầy và lởm chởm đất đá. Trận sạt lở từ vách núi sau trận mưa lớn là nguyên nhân của hiện trạng, nó đúng như lời những người dân ở Lào Cai đã nói với chúng tôi.

Dù có hơi đứng hình, nhưng nhóm không thể quay xe trở lại, vì đoạn đường đi được đã khá xa. Tôi nhìn thấy một gia đình người bản địa, sau một lúc chần chừ họ bắt đầu đi qua bằng cách tắt xe máy và đẩy bộ. Họ cũng chọn đi vào những chỗ có không có đá để tránh bị trượt và luôn đề phòng vực sâu bên cạnh. Chúng tôi bắt đầu đi theo.

Cả ba người cẩn thận đẩy từng chiếc xe ra khỏi đoạn đường. Dốc cao, đất nhão bết cả vào bánh khiến cho việc đẩy xe rất khó khăn. Thi thoảng tôi lại ngước lên nhìn vách núi vì sợ đất đá sạt lở thêm, tay cầm lái cứng đờ. Dù rất mệt, nhưng chúng tôi không thể vào số để vặn ga vượt qua. Con đường đất sình trơn tuột có thể đẩy chiếc xe lao xuống vực cận kề nếu chúng tôi bị trượt tay lái, nhất là ở khúc cua qua vách núi.

Cứ như thế, người đẩy, người cầm lái, chúng tôi lần lượt đưa hai chiếc xe đi qua đoạn đường lầy lội khoảng một cây số. Đường nhựa đã ở trước mặt, một khe nước nhỏ mát trong ven đường là món quà vô giá với những đôi chân nặng trịch đất sình của chúng tôi lúc đấy. Ba người ngồi xuống ăn vài chiếc bánh gạo, lắc đầu ngao ngán về đoạn đường vừa đi qua. Chưa bao giờ chúng tôi nói nhiều về một con đường như thế.

Kết thúc chuyến đi, may mắn là cả nhóm đã không gặp phải một sự cố đáng tiếc nào. Nhiều trải nghiệm nhớ đời, nhiều cảm xúc trào dâng với lần đầu mạo hiểm, nhưng nghĩ lại, đánh đổi sự an toàn của bản thân với kiến thức ít ỏi để lấy những trải nghiệm mới mẻ, đôi lúc không hẳn là lựa chọn thông minh. Ai biết may mắn còn đến lần sau.

Theo Đức Thành (Vnexpress)
Du lịch, GO!

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015

Ngon, bổ, rẻ như du lịch trái mùa

(PLO) - Tuỳ vào tình hình tài chính và tính chất công việc để bạn có thể sắp xếp một chuyến du lịch hoàn hảo.
Tuy nhiên, du lịch trái mùa luôn hứa hẹn là kỳ nghỉ thật sự ý nghĩa và khắc đậm những hình ảnh, nét văn hoá đẹp nhất của vùng đất mà bạn đặt chân tới.

Nếu như không nhất thiết phải tổ chức một kỳ nghỉ vào một thời  điểm bắt buộc, hoặc có thể chủ động sắp xếp được công việc thì du lịch trái mùa sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời nhất và một kỳ nghỉ thật sự yên tĩnh, trọn vẹn với một chi phí rất rẻ…

Tiết kiệm

Tất nhiên, so với mùa cao điểm thì du lịch trái mùa (tức không phải mùa du lịch, mà là mùa vắng khách) sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí từ  tiền vé máy bay, tiền phòng đến tiền ăn và các dịch vụ vui chơi giải trái khác…

Theo tính toán của một thanh niên nghiện du lịch kiểu này thì chi phí mà chúng ta có thể tiết kiệm được cho một chuyến đi là 1 nửa, thậm chí là 2/3 khi đi du lịch vào thời điểm trái mùa.
Dulichgo
Thông thường, mùa du lịch sẽ được tính là  vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 8 trong năm; cao điểm sẽ là tháng 6, tháng 7. Ngoài ra còn có tháng Tết âm lịch. Như vậy, những tháng còn lại, sẽ được cho là trái mùa. Lúc này, để phục vụ mục tiêu “đông khách hơn lắm lãi”, các hãng hàng không thi nhau bung các chương trình khuyến mại với các gói siêu rẻ; thậm chí có những bạn còn “săn” được vé máy bay 99 nghìn đồng/chặng bay. Vé máy bay thông thường, loại không khó đặt chỉ trên dưới 2 triệu đồng/khứ hồi

Ngoài ra, bạn có thể đặt khách sạn bất cứ lúc nào mà không lo hết phòng với giá cả phải chăng, thậm chỉ là giảm ½ so với các tháng du lịch trong năm. Tín đồ du lịch cũng khuyên bạn nên tránh lúc đông đúc để được tận hưởng những đặc sản ẩm thực vùng miền ngon miệng, vệ sinh mà không lo bị chặt chém.

An toàn

Nếu đã từng chứng kiến cảnh người nối người thành mấy hang dài chờ check in ở sân bay, hay cảnh chen lấn ở các ga tàu, đông đúc trên những chuyến xe, có lẽ nếu không vì tập thể cơ quan, bạn bè, bạn chẳng bao giờ dại mà “đâm đầu” vào những chuyến du lịch mùa cao điểm, một khách du lịch chia sẻ.

Ngay cả khi bạn có phương tiện di chuyển cá nhân, cảnh đông đúc trên đường đi, ở vùng đất bạn đến cũng khó tạo cảm giác an toàn. Đấy là chưa kể những nơi đông đúc luôn là cơ hội cho các tệ nạn “lộng hành”; nhẹ thì “chặt chém” giá cả, nặng thì lừa đảo, trộm cắp; lưu ý điều này luôn không thừa.

Tận hưởng trọn vẹn không gian trong lành
Dulichgo
Vào mùa cao điểm du lịch, mọi người đều đổ xô đến các thành phố, các địa điểm tham quan, danh thắng nổi tiếng, và cảm giác đông đúc, ngột ngạt là không tránh khỏi. Thậm chí, có không ít người đã hài hước rằng đi nghỉ ngơi về mà còn mệt hơn đi làm.

Cũng không phải tất cả các gia đình hay cá nhân nào đều có điều kiện đi du lịch kiểu “sang chảnh”, được ở các khu resort với những bãi biển, hồ bơi, hay những khu vườn lãng mạn, yên tĩnh và riêng biệt. Các chuyên gia du lịch khuyên bạn nên tránh mùa cao điểm để tránh chốn đông đúc, ngột ngạt.

Nếu đi du lịch vào mùa cao điểm bạn sẽ không nhìn thấy được hết vẻ đẹp của thiên nhiên nơi mảnh đất mình tới. Thay vào đó, bạn chỉ thấy toàn người là người. Thật chẳng dễ chịu chút nào khi bạn đã rời xa thành phố ồn ào, đông đúc để đến một nơi yên tĩnh hơn lại tiếp tục ngột ngạt trong đoàn người tứ xứ đổ về đây.

Tự do
Dulichgo
Tuỳ vào tình hình tài chính và tính chất công việc để bạn có thể sắp xếp một chuyến du lịch hoàn hảo. Tuy nhiên, du lịch trái mùa luôn hứa hẹn là kỳ nghỉ thật sự ý nghĩa và khắc đậm những hình ảnh, nét văn hoá đẹp nhất của vùng đất mà bạn đặt chân tới.

Và có lẽ  điều thú vị nhất của chuyến du lịch trái mùa chính là bạn có thể “xách ba lô lên và đi” bất cứ lúc nào mà không cần phải lên kế hoạch, đặt phòng, đặt vé máy bay hay vé tàu trước cả tháng, thậm chí là cả năm đối với du lịch theo đoàn.

Theo Diệu An (Báo Pháp Luật)
Du lịch, GO!

"Chợ đẩy" dọc sông Tiền

(DNSG) - Suốt chiều dài hàng trăm cây số từ vùng thượng nguồn An Phú cho tới Tân Châu, kéo dài qua Phú Tân, Chợ Mới trên địa bàn tỉnh An Giang, dọc tuyến tỉnh lộ 954 men theo bờ Nam của dòng sông Tiền thơ mộng, chúng tôi đã gặp hàng trăm cái "chợ đẩy" nho nhỏ ngược xuôi.

< "Chợ đẩy" hầu như chỉ xuất hiện ở vùng An Giang.

Và không chỉ là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cùng các nhu yếu phẩm khác, "chợ đẩy" dường như còn là một nét văn hóa riêng biệt của người dân vùng sông nước này.

Lặng lẽ bên đời

< "Chợ đẩy" thực sự là nhu cầu thiết yếu của người dân trong vùng.

"Chợ đẩy" (hay còn gọi là chợ di động) thực chất là những chiếc xe chở đầy hàng hóa như rau, củ, quả, thịt, cá, hoặc quần áo, đồ nhựa, đồ gia dụng bằng inox..., được các chủ hàng đẩy đi bán dọc các con đường. Những chiếc xe ấy thường được làm bằng gỗ, thiết kế đơn giản, có hai bánh và giá đỡ, chứa được khá nhiều đồ.
Dulichgo
Trò chuyện với chúng tôi, chị Hạnh, một trong số những người buôn bán bằng xe đẩy, cho biết: "Tôi ở bên Mỹ Hội Đông (huyện Chợ Mới) nhưng thường đẩy xe sang bên này buôn bán. Hằng ngày hai vợ chồng dậy sớm, xuống dưới Kiến An lấy hàng chất lên xe, rồi đẩy đi bán dọc đường.

< Thịt heo, mặt hàng khá được ưa chuộng.

Do ở vùng này người dân sống rải rác, chỉ tập trung quanh con đường 954 dọc sông Tiền, trong khi các khu chợ cố định lại ở xa nên họ thích mua hàng ở các "chợ đẩy" hơn. Dù công việc khá vất vả, có khi phải đi bộ đẩy xe hàng chục cây số một ngày, nhưng lời lãi cũng chẳng bao nhiêu, chỉ đủ đắp đổi qua ngày".

Bên cạnh những xe đẩy bán rau, củ, quả thông dụng như của chị Hạnh còn có những xe đẩy bán thịt heo, cá hay quần áo, chén bát. Với người dân vùng thượng nguồn sông Tiền, những loại hàng hóa này được cho là "quý hiếm".

< Một "ki ốt" bách hóa tổng hợp.

Chị Tân, một chủ xe đẩy thịt heo, kể mỗi ngày chị phải dậy từ 2 giờ sáng, chạy xe máy xuống tận lò mổ heo ở Châu Đốc để lấy thịt về bán. Tuy bán cả ngày cũng chỉ được khoảng 14 - 16 ký lô thịt, chẳng bõ công thức khuya dậy sớm nhưng do đã gắn bó với nghề gần cả chục năm và cũng có nhiều khách quen, nhiều mối hàng nên chị thấy tiếc nếu phải bỏ nghề.

Không giống như những người bán hàng rong thường cất tiếng rao để giới thiệu sản phẩm mình bán, những người chủ "chợ đẩy" bên sông Tiền chỉ cần mẫn đẩy xe đi trong im lặng. Họ lặng lẽ đi bên lề cuộc đời, yên bình giữa dòng người, xe như một khoảng lặng.

< Lặng lẽ giữa dòng đời xuôi ngược.
Dulichgo
Có lẽ, chỉ khi chứng kiến những người phụ nữ, trẻ con túm tụm bên "chợ đẩy", cười nói và "giao dịch" với nhau mới cảm nhận rõ ràng nét đẹp mộc mạc cũng như sự thân thuộc của "chợ đẩy" với người dân nơi đây.

Bà Tám Hồng ở Vĩnh Hòa (An Phú) cho biết, nhà bà ở cách chợ cố định tới hơn 10 cây số, đi từ nhà ra chợ có khi mất cả tiếng đồng hồ, nên không thể đi chợ hằng ngày. Vì thế, những cái "chợ đẩy" này thực sự tiện dụng và hữu ích, đáp ứng được nhu cầu của mọi người nơi đây. Dù chỉ là một chiếc xe nhỏ bé nhưng có đủ cả thực phẩm dùng hằng ngày.

< Đối với các cụ già không thể qua đường mua, chủ chợ thường tận tình qua đường giao hàng tận tay khách.

Chưa kể, người mua cần món hàng gì mà hôm nay "chợ" không có, chỉ cần dặn người bán, hôm sau họ sẽ đáp ứng ngay. Cả những hộ dân sinh sống ở những cụm dân cư phía trong đường lộ cũng thường đợi "chợ đẩy" đi qua để mua bán, trao đổi hàng hóa khi cần.

Nét đẹp nơi thượng nguồn

Thực tế, trong công cuộc hiện đại hóa đất nước, đã có rất nhiều trung tâm thương mại, siêu thị hiện đại xuất hiện ở Châu Đốc, Long Xuyên hay Tân Châu, nhưng chắc chắn không gì có thể thay thế những cái "chợ đẩy" nhỏ bé, cần mẫn như đến từ quá khứ này được.

< Những đồng tiền khó nhọc sau một ngày buôn bán.
Dulichgo
Nó như một phần cuộc sống của người dân miền sông nước, đặc trưng của nó là sự thân thiện, gần gũi. Ở đó không chỉ có những lần bán mua, mặc cả, ngã giá, mà còn chứa đựng tình người, nét mộc mạc, đơn sơ của đất và người nơi đây.

Có một điều lạ là dòng sông Tiền đi qua khá nhiều địa phương, từ An Giang cho tới Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, nhưng "chợ đẩy" lại chỉ xuất hiện ở vùng thượng nguồn phía An Giang mà thôi. Và ngay cả phía bờ Bắc đối diện tỉnh lộ 954, bên địa phận Đồng Tháp cũng không thấy xuất hiện "chợ đẩy".

< Hàng quần áo.

Với nhiều người dân trong vùng, "chợ đẩy" đã rất thân quen, dường như cuộc sống của họ không thể thiếu nó. Nhưng với những ai lần đầu đặt chân tới dải đất nằm phía thượng nguồn sông Tiền này, đó là điều khá lạ lùng. "Chợ đẩy" thực ra cũng không có gì đặc biệt nhưng lại làm người ta nhớ mãi.

Như ai đó từng nói, nếu muốn biết văn hóa đặc trưng của cộng đồng dân cư ở một vùng đất, hãy đến khu chợ của vùng đất đó tìm hiểu. Và quả là muốn hiểu đầy đủ tính cách, văn hóa cũng như thói quen hay nếp sống của cư dân vùng thượng nguồn sông Tiền ở An Giang thì không thể bỏ qua những chiếc "chợ đẩy".

Những mặt hàng mộc mạc, thân quen trên những chiếc "chợ đẩy" sẽ là những nét phác họa vùng đất chúng hiện diện. Chẳng hạn như mùa khô thì "chợ đẩy" bán bầu, bí, dưa hấu, dưa hoàng kim, hay cải ngồng, cải bẹ; còn mùa mưa, là mùa nước nổi tràn về thì không thể thiếu bông điên điển, bông súng, bông sen...
Dulichgo
Rồi những "chợ đẩy" bán vải vóc, thẻ cào điện thoại, nước giải khát... cũng là một phần hơi thở của cuộc sống, của sự đổi thay tất yếu bên cạnh những điều đẹp đẽ được gìn giữ từ lâu.

Và điều kỳ lạ nữa là chính người dân ở vùng này cũng không biết "chợ đẩy" có từ khi nào, chỉ biết lúc đầu rải rác vài cái đẩy loanh quanh, rồi khi nhu cầu mua bán tăng lên, "chợ đẩy" xuất hiện nhiều hơn, đa dạng về mặt hàng và giá cả.

Đến nay, "chợ đẩy" xuất hiện nhiều đến nỗi những khu chợ cố định ngày càng vắng khách và người ta mặc nhiên coi "chợ đẩy" là "đặc sản" của vùng đất này.

Theo Đoàn Đại Trí (Doanh Nhân Sàigòn)
Du lịch, GO!