Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016

Hàng miễn thuế - Duty Free: Có thể bạn chưa biết





(DNSGCT) - Năm mới 2016 mang đến cho bạn nhiều cơ hội du hành khám phá thế giới. Sau các chuyến đi xa thật thú vị, chắc chắn trong hành trang của bạn trên đường trở về với người thân sẽ không thể thiếu những món quà. Đừng lo, hàng nhiều vô kể, đủ loại và luôn tỏa lực cám dỗ trong các cửa hàng miễn thuế.




Bùng nổ không gian "Duty-Free"




Phương tiện vận chuyển hàng không phát triển mọi nơi, giới trung lưu gia tăng tại nhiều quốc gia và đi du lịch bằng tàu biển nhiều hơn nên không ngạc nhiên khi thấy các cửa hàng miễn thuế thi nhau mọc lên, không chỉ trong những sân bay, bến cảng quốc tế và trung tâm thương mại sát biên giới mà còn tại trung tâm các thành phố lớn vẫn thường là điểm đến của nhiều khách quốc tế. Dù cho nhiều người hiểu rằng hàng hóa bán trong những không gian "duty-free" chưa hẳn rẻ hơn khi so với hàng bán trong thành phố.




Ngày 30/12/2015, một không gian bán hàng miễn thuế đã chính thức mở cửa đón khách tại Sihanoukville. Cửa hàng miễn thuế rộng 450m2 này là cơ sở thứ hai của China Duty Free Group, trực thuộc Tập đoàn Dịch vụ lữ hành quốc tế China International Travel Service Group. Cửa hàng thứ nhất đã đi vào hoạt động tại Angkor từ năm 2014 và cửa hàng thứ ba dự kiến sẽ mở cửa tại thủ đô Phnom Penh vào tháng 8/2016.




Khách Việt đi du lịch Seoul, Hàn Quốc, chắc chắn sẽ có dịp khám phá đại không gian bán hàng miễn thuế Shilla IPark Duty Free trị giá 316 triệu USD (liên doanh giữa Hotel Shilla và Hyundai Development) vừa khánh thành ngày 24/12/2015. Tuy bước đầu mới chỉ có 50% tổng diện tích 30.400m2 của không gian này trưng bày và bán hàng nhưng cũng đủ để khách mua sắm mệt nghỉ, thậm chí cháy thẻ tín dụng.






Vì có trên 400 nhãn hàng được chào bán miễn thuế cho du khách ngay tại trung tâm thủ đô Seoul. Khi 50% diện tích bán hàng còn lại hoạt động từ tháng 3/2016, tổng số nhãn hàng sẽ lên đến con số 600. Khi ấy, bãi đậu xe quanh không gian này có thể chứa cùng lúc đến 400 chiếc xe buýt lớn chở các đoàn khách đến chọn mua hàng. Dự kiến doanh thu năm 2016 sẽ đạt 578 triệu USD.




Từ tháng 9/2015, trong khu Pier B của nhà ga T1, Sân bay quốc tế Kingsford Smith, thành phố Sydney, Úc, cửa hàng Heinemann Duty Free rộng trên 5.700m2 đã mở cửa phục vụ hành khách. Và khi mọi việc cơi nới mở rộng hoàn tất vào giữa năm 2016, đây sẽ là không gian bán hàng miễn thuế khu vực hành khách đi lớn nhất thế giới. Nhà khai thác Heinemann khoe đây sẽ là một kiểu mẫu hoàn chỉnh về bán lẻ trong kỷ nguyên du hành hiện đại thế kỷ XXI. Vì thế, nếu có dịp đi từ nhà ga này, bạn hãy nhớ thử trải nghiệm.




Cũng đạt doanh thu là dịch vụ bán hàng miễn thuế trong những chuyến bay quốc tế của nhiều hãng hàng không. Korean Air cho biết, khi năm 2015 kết thúc, rất có thể họ bán được số hàng miễn thuế trị giá 177,4 triệu USD. Hãng này liệt kê những chủng loại hàng bán được nhiều nhất trong chuyến bay gồm có mỹ phẩm (36,6%), rượu mạnh (28,3%), thực phẩm hỗ trợ dinh dưỡng (9,9%), hàng thời trang (6,9%), sôcôla (4,3%), nước hoa (4%)...






Nhận định một cách thật đơn giản, có thể nói rằng hàng miễn thuế bán trong các sân bay, bến cảng quốc tế phải rẻ hơn hàng bán trong phố vì được miễn đến hai loại thuế. Gồm thuế nhập khẩu (nếu đó là sản phẩm sản xuất tại nước A nhưng bán trong không gian miễn thuế của nước B) và thuế giá trị gia tăng. Vì thế, khi du lịch châu Âu, quyết chọn mua hàng miễn thuế bạn còn được miễn thuế giá trị gia tăng (mà có nơi còn gọi là thuế bán hàng) vì những "duty-free shop trong sân bay, bến cảng quốc tế đều là những tax-free shop". Tùy theo bạn du lịch ở Pháp, Đức, Tây Ban Nha hay Thụy Sĩ, Ý..., hai khoản miễn thuế này giúp bạn tiết kiệm được từ 5 - 25%.




Vài điều cần lưu ý




Là doanh nhân lữ hành thường xuyên bay qua lại nhiều sân bay quốc tế, thiết nghĩ bạn nên ghi nhận vài điều sau để khi có dịp là... mua, không chần chừ, so sánh giá.




- Sân bay quốc tế Incheon, Seoul, đã 5 năm liền (từ 2011-2015) được độc giả Tạp chí Business Traveller khu vực châu Á - Thái Bình Dường bình chọn là Sân bay có cửa hàng miễn thuế xuất sắc nhất. Tạp chí Frontier (Anh) cũng đã ba năm liền vinh danh sân bay này ở hạng mục này.




- Đi du lịch Hàn Quốc và mua hàng miễn thuế tại sân bay đã trở thành một điều phải làm đối với đông đảo du khách. Năm 2014 đã có khoảng 45 triệu hành khách mua sắm hết 2 tỷ USD riêng trong sân bay Incheon, một kỷ lục thế giới. Vì tất cả những mặt hàng thời trang deluxe quốc tế (như Louis Vuitton, Bottega Veneta, Chanel, Prada, Gucci...) lẫn nhãn mỹ phẩm Hàn (AmorePacific, Missha, Etude House...), hàng điện tử và thực phẩm Hàn đều được bán trong không gian miễn thuế rộng 1,19km2 trong sân bay này.






Duty-free sân bay Incheon không chỉ hút khách vì có nhiều mặt hàng mà còn vì bán hàng giá rẻ (có loại rẻ 60 - 70% so với giá bán trong phố), cung cách bán hàng lịch thiệp, ân cần và được hỗ trợ bởi nhiều công nghệ điện tử hiện đại. Một yếu tố quan trọng góp phần cho duty-free ở sân bay này thành công tốt đẹp là có sự cạnh tranh giữa hai nhà khai thác, gồm Shilla Duty Free và Lotte Duty Free.




- Đáng ghi nhận là Công ty Dubai Duty Free đã 9 lần liên tiếp được Tạp chí du lịch/lữ hành Global Traveler (Mỹ) vinh danh với giải Cửa hàng miễn thuế sân bay xuất sắc nhất. Chưa hết, Dubai Duty Free cũng đã được tạp chí Frontier dành cho giải Nhà bán lẻ với chiến dịch tiếp thị xuất sắc nhất trong năm 2015.




- Hằng năm, thường vào hạ tuần tháng 12, khi chuẩn bị mừng sinh nhật, Sân bay quốc tế Dubai có chương trình giảm giá 25% rất nhiều chủng loại hàng miễn thuế bán cho hành khách đến, hành khách trung chuyển và hành khách đi. Chương trình đại giảm giá thường kéo dài 3 ngày/đêm. Chỉ cần đi loanh quanh chọn hàng trong không gian miễn thuế của sân bay này bạn cũng đã đủ cảm thấy mệt vì nó lớn gấp 1,5 lần tổng diện tích của đại giáo đường Đền thờ Thánh Phê-rô ở Rome.




- Doanh nhân lữ hành đi từ nhà ga số 3 của Sân bay quốc tế Changi nay có vô vàn chọn lựa giữa trên 440 nhãn rượu, vang trong một không gian sang đẹp, trải rộng khắp 2 tầng, khai thác bởi DFS Group. Còn có cả quầy bar của Raffles Hotel sẵn sàng phục vụ khách quá giang ly Singapore Sling, món cocktail nổi tiếng của Đảo quốc Sư tử.






- Bạn thích uống và sưu tập Champagne ư? Vậy hãy thu xếp để thường có dịp qua lại Terminal 2E của Sân bay quốc tế Charles de Gaulle, Paris. Không gian Les Caves Particulières dành vinh danh các nhãn Champagne trứ danh như Dom Pérignon, Krug, Moet & Chandon, Ruynart,Veuve Clicquot... Dĩ nhiên sau khi nếm thử vài ba ly champagne hảo hạng, chắc chắn bạn sẽ chọn mua. Les Caves Particu lières nằm cạnh nơi bán vang của cửa hàng miễn thuế Buy Paris.




Truy cập, so sánh giá và chọn mua




Khi sắp bay đến sân bay hải ngoại, bạn hãy tìm biết trước những thông tin về hàng hóa miễn thuế, giá cả, chương trình khuyến mãi... bằng cách truy cập:




- Moscow - dutyfree.ru regstaer.ru; London, Edinburgh và 20 sân bay ở Anh, worlddutyfree.com; New York, Washington, Miami và 11 sân bay tại Mỹ, dutyfreeexpress.com;

- Budapest, Bratislava, Sydney và hơn 30 sân bay ở Áo, Đức, Na Uy, Ý, heinemann-dutyfree.com; Amsterdam - schiphol.nl; Athens - dutyfreeshops.gr; Delhi - delhidutyfree.co.in;




- Dubai - dubaidutyfree.com; Seoul - lottedfs.com; Singapore - ishopchangi.com;

- Tel Aviv - dutyfree.co.il; Tokyo - duty-free-japan.jp.




Theo P.NG.DŨNG (Doanh Nhân Sàigòn)

Ngọt ngào mùa vú sữa bơ Đồng Tháp

(TTO) - Không thương hiệu, không nổi tiếng như vú sữa lò rèn Vĩnh Kim (Tiền Giang)... nhưng vú sữa bơ Đồng Tháp có những đặc trưng riêng mộc mạc, gần gũi khiến người ta ăn rồi nhớ mãi.

< Cây vú sữa bơ vườn nhà cho trái trĩu đầy cành.

Tôi có cô bạn thân học chung lớp đại học, quê bạn ở Châu Thành, Đồng Tháp. Năm nay bạn rủ về quê chơi đúng vào mùa vú sữa chín. Cả đám chúng tôi háo hức chờ từng ngày để được về thăm mảnh đất phù sa, được đặt chân ra tận vườn, tự tay hái từng trái vú sữa bơ chín mọng, ngọt lành.

< Những khuôn mặt hớn hở chuẩn bị ra vườn hái vú sữa.

Hỏi sao lại gọi là vú sữa bơ, bạn cười bảo chắc cho khi chín trái căng mịn, ruột mềm thơm ngon, chín tươi màu bơ, sữa… nên người nhà quê quen gọi với cái tên đó rồi.

Mùa vú sữa chín thuận thường kéo dài khoảng 2 - 3 tháng, từ tháng 11 âm lịch đến tháng 1 năm sau. Hiện đang là khoảng thời gian vú sữa chín rộ nhất.

Chân rảo bước dưới những tán cây mát rượi, tay lăm lăm cây sào, chúng tôi đứa nào cũng hồ hởi, ngước cổ tìm hái những trái vú sữa chín muồi nhất, ngon nhất đang lấp ló trong những tán lá nửa tím nửa xanh.

< Cây sào dùng để hái từng trái vú sữa.
Dulichgo
Do khi chín vú sữa khá mềm, dễ bị giập, trầy xước, cây vú sữa lại cao, trồng xen kẽ các kênh mương… nên người ta làm những cây sào thật dài để hái. Trên đầu sào có treo chiếc giỏ bằng vải hoặc lưới, gắn thêm 2 chiếc lưỡi bằng kim loại như cây kéo, một lưỡi cố định vô sào, lưỡi kia cột thêm một sợi dây dài để tiện cho việc thu hoạch.

Phải hái từng trái một, nhắm thấy trái nào căng mọng, sẫm màu thì giơ cây sào lên, đưa trái vào trong giỏ sao cho cuống nằm giữa 2 lưỡi kéo rồi giật dây thật mạnh để cắt rời cuống.

< Vui mừng vì tự tay mình được hái từng trái chín trên cây.

Dù mất khá nhiều thời gian mới hái được vài ký vú sữa, nhưng khi cầm trong tay những trái chín mọng, lành lặn, tươi ngon… ai cũng thích thú nhìn ngắm, xuýt xoa mà không nỡ lòng ăn.

Vú sữa bơ chín cây có màu trắng sữa tự nhiên, vỏ mỏng, thịt dày và mềm, vị ngọt thanh, mùi thơm nhẹ, ăn không hề ngán… Đây cũng là những đặc trưng khiến vú sữa bơ được lòng rất nhiều người.

< Những trái vú sữa bơ chín cây vừa hái xuống còn tươi ngon, da căng mịn.

Sau khi hái xuống, từng trái vú sữa được bọc gọn gàng trong một lớp lá lục bình bản lớn, một lớp giấy báo phía ngoài, sau đó xếp ngay ngắn vào các thùng giấy. Sau đó băng qua những con đường ruộng nhấp nhô, những cây cầu khỉ, ra khỏi miệt vườn theo những chuyến xe đi hàng trăm cây số ra thị xã, lên thành phố, rồi cả những chuyến bay từ Nam ra Bắc.

Trước khi lên đường về lại TP.HCM, chúng tôi mỗi đứa một xe máy lỉnh kỉnh đồ đạc nhưng vẫn không quên xách theo vài ký vú sữa miền phù sa về làm quà cho người thân, bạn bè.
Dulichgo
Sau hôm đó bạn tôi nảy ra ý nghĩ “không có thương hiệu thì mình tự tạo thương hiệu”. Nhân mùa vú sữa chín rộ, vườn nhà lại nhiều, không kịp bán, bạn thử rao bán trên mạng xã hội với cái tên “Vú sữa bơ Đồng Tháp” với giá 35.000 - 40.000 đồng/kg. Ai ngờ được bạn bè, khách hàng hưởng ứng nhiệt tình, ngày nào ít cũng bán được vài chục ký.

< Vú sữa bơ Đồng Tháp có phần thịt dày, vỏ mỏng, vị ngọt thanh.

Hôm nọ có một khách ở Biên Hòa, Đồng Nai nhắn tin mua 100kg, đọc xong tôi nghi ngờ có khi nào người ta đùa cho vui thôi. Nhưng sau khi xác minh xong, hai đứa con gái đã ì ạch đi chở 100kg vú sữa gửi từ Đồng Tháp lên để chuyển tiếp về Biên Hòa.

Hôm sau vị khách này lại nhắn tin đặt hàng nữa, rồi hỏi lấy nhiều vậy có giảm giá không, tôi chưa kịp trả lời thì khách nhắn luôn: “Vú sữa ngon quá, thôi không cần giảm đâu, cứ chọn cho anh 100kg đẹp là được”… Đọc xong tin nhắn chúng tôi rất vui và chắc chắn rằng ba mẹ bạn ở quê cũng đang vô cùng phấn khởi.

< Những trái vú sữa sau khi hái xuống được bọc cẩn thận nhiều lớp để vận chuyển đi xa.

Có người mua ăn, người mua làm quà biếu, người mua để bán lại… dần dần trái vú sữa bơ Đồng Tháp đến được tai mấy cô bạn tôi ở tận Hà Nội, Thanh Hóa. Thế là nửa đêm chúng tôi lại tiếp tục chở từng thùng từ bến xe Miền Tây ra ga Sài Gòn để cho kịp chuyến tàu sớm, đưa trái chín ngọt lành của miền Nam ra với miền Bắc.
Dulichgo
Thế là mùa trái cây chín này của nhà bạn tôi lại vui hơn, nông sản bán ra được phần nào suôn sẻ hơn, không phải lo bị thương lái ép giá.

Cũng từ chuyến đi nhiều niềm vui này mà tôi thấy càng yêu thêm từng trái chín, từng cảnh đẹp của vùng đất phù sa. Với tôi, những trái vú sữa bơ Đồng Tháp chín mọng tự nhiên, ngọt lành, mộc mạc như chính tình cảm của con người nơi đây vậy.

Theo Thanh Sơn Thủy (Tuổi Trẻ)

Khám phá thắng cảnh QG động Dơi (Cao Bằng)

Nằm trên lưng chừng một ngọn núi đá vôi cách đường dân sinh khoảng 700m, động Dơi (thôn Lũng Súm, xã Đồng Loan, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng) là hang động mang vẻ đẹp kỳ thú và còn rất hoang sơ.

Từ thành phố Cao Bằng, theo tỉnh lộ 207 về phía đông khoảng 91km đến xã Đồng Loan rồi rẽ trái đi thêm khoảng 3km nữa, du khách sẽ đến động Dơi.

Động Dơi còn có tên là “Ngườm Ca Khào”, theo tiếng địa phương nghĩa là hang Con Dơi. Đây là một hang động khá lớn, có kiến tạo địa chất cách đây hàng triệu năm với chiều dài khoảng 930m, cao trung bình từ 60 – 80m.

Cửa động hình vòng cung cao khoảng 4m, rộng khoảng 7m. Đứng từ đây, du khách có thể ngắm nhìn phong cảnh thiên nhiên xung quanh, phóng tầm mắt ra xa sẽ thấy thấp thoáng những nếp nhà sàn truyền thống của dân tộc Tày, Nùng...

Lòng động là một không gian rộng lớn và tưởng như tất cả những kiệt tác nhũ đá được gom hết tại đây để du khách chiêm ngưỡng, đó cũng là kết quả hàng triệu triệu năm, bởi thạch nhũ được hình thành chỉ với tốc độ 0,13mm/1 năm.
Dulichgo
Động gồm 3 khoang được ngăn cách nhau bởi những vách đá. Khoang thứ nhất có những nhũ đá hình thù kỳ thú, nhiều màu sắc và nhiều hồ nước nhỏ. Khoang thứ hai dài 200m với những khối thạch nhũ hình ngọn núi, ruộng bậc thang, thác vàng, thác bạc...

Khoang thứ ba khá lớn, được kiến tạo uốn lượn theo hình bán nguyệt. Khoang này có điểm đặc biệt là có những cây măng đá từ trần động rủ xuống cân xứng hài hòa với những cây măng đá nhô lên khỏi nền động. Đi sâu vào phía trong, du khách sẽ thấy nhiều khối thạch nhũ màu vàng khổng lồ trông như những cột đá chống đỡ trần động.

Động Dơi để lại ấn tượng cho du khách sự lung linh huyền ảo của Thạch nhũ khi bắt gặp ánh sáng, đã tạo nên những khu châu báu, tòa tháp nguy nga, tráng lệ;  ấn tượng về một không gian rộng lớn càng vào sâu càng mở rộng ra, có khoang được “thiết kế” hai tầng với các cây măng đá khổng lồ và sự chằng chịt của các nhũ đá gợi hình rừng cây, hoa lá khiến ta không khỏi liên tưởng đến vườn treo Babilon nổi tiếng ở Ai Cập thời cổ đại.
Dulichgo
Động Dơi hiện nay vẫn còn giữ nguyên vẻ hoang sơ và những điều kỳ bí để những nhà thám hiểm và du khách đến khám phá. Đây là tiềm năng du lịch lớn có thể kết nối với tour du lịch Thác Bản Giốc, Ngườm Ngao và là một địa chỉ du lịch hấp dẫn, đầy hứa hẹn trong tương lai.

Năm 2014, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định xếp hạng động Dơi là Di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia.

Theo Thanh Hải (Dulich.vn)

Di tích đồn Phai Khắt

Đồn Phai Khắt thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, cách khu rừng Trần Hưng Đạo 7km. Tại đây, ngày 22-12-1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị, Đội xây dựng kế hoạch tổ chức một trận đánh để “cổ vũ tinh thần đấu tranh cách mạng của cả một dân tộc đang bị nô lệ, đang sục sôi ý chí vùng lên”, đồng thời “khắc phục tình hình thiếu vũ khí trang bị”.

Dưới sự chỉ huy của đồng chí Võ Nguyên Giáp, Đội thảo luận kỹ lưỡng để làm rõ vấn đề: "Đánh vào đâu và đánh như thế nào, để chỉ với một lực lượng nhỏ nhưng có thể giành được thắng lợi to lớn về chính trị và quân sự, đồng thời hạn chế tổn thất về người và vũ khí của ta. Sau khi bàn bạc các phương án, Ban chỉ huy Đội quyết định “phải tập kích vào đồn trại của địch để chiếm lấy đạn dược”, mục tiêu là đồn Phai Khắt và Nà Ngần.

< Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ngày ấy.

Lực lượng đánh đồn gồm hai tiểu đội, dưới sự chỉ huy trực tiếp của đồng chí Văn (Võ Nguyên Giáp). Ngoài ra, còn có sự tham gia của du kích và cán bộ Việt Minh địa phương làm nhiệm vụ canh gác các ngả đường vào bản. Để đột nhập thuận lợi, đồng chí Võ Nguyên Giáp cho chuẩn bị sẵn Giấy đi tuần giả, có đóng dấu đỏ để phục vụ trận đánh. Đến chiều ngày 24-12, lực lượng tham gia trận đánh cải trang thành lính dõng, hành quân về Phai Khắt.
Dulichgo
Sau khi nhận được tin Đồn trưởng Simônô lên châu lỵ Nguyên Bình, 17 giờ ngày 25-12, “Đội xếp” Thu Sơn dẫn quân tiến vào đồn một cách dễ dàng. Đội nhanh chóng chia làm hai mũi: Tiểu đội 1 đánh chiếm nơi để súng, Tiểu đội 2 bao vây đồn. Trong khi bọn  địch chưa kịp phản ứng, đồng chí Thu Sơn hô lớn: “Rát-săm-măng” (tập hợp), 17 tên lính và tên cai ra tập hợp giữa sân. Địch bị bất ngờ, không kịp trở tay, nhanh chóng đầu hàng. Trận đánh diễn ra nhanh chóng, tên Simônô từ Nguyên Bình trở về cũng bị tiêu diệt. Kết quả, ta tiêu diệt 1 tên và bắt sống 17 tên địch, thu được 17 khẩu súng, một ít đạn và quân trang.

< Đồn Phai Khắt (ảnh chụp năm 1961), nơi Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã đánh thắng trận đầu, ngày 24-12-1944.

Sau khi hạ được đồn Phai Khắt, ngay trong đêm 25-12, Đội khẩn trương hành quân tới xã Cẩm Lý (cách Phai Khắt 15km), nơi có đồn Nà Ngần. Đội tiến hành rút kinh nghiệm và biểu dương các đồng chí hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời phổ biến lại kế hoạch tiến công vào ngày hôm sau.

Do địa thế đồn Nà Ngần hiểm trở, nên Đội quyết định cải trang làm một toán lính dõng, lính khố đỏ áp giải ba Cộng sản Mán đến giao nộp cho quan đồn. Lực lượng đánh đồn Nà Ngần là toàn bộ đội viên đã tham gia đánh đồn Phai Khắt. Khoảng 7 giờ sáng ngày 26-12, đồng chí Thu Sơn cùng tổ xung phong dẫn ba cộng sản bị trói vào đồn cùng với lá cờ tam tài (Đội lấy được ở đồn Phai Khắt). Bọn lính tưởng thật vội bố trí 6 lính và tên cai ra xếp hàng đón theo nghi thức nhà binh. Sau khi cả Đội tiến vào đồn, theo kế hoạch đã phân công, bốn chiến sĩ tiến tới gian giữa án ngữ giá để súng. Đồng chí Thu Sơn và Bế Văn Sắt nói chuyện với tên Đường để đánh lạc hướng. Tiểu đội 2 chặn các cửa đồn, sau đó chia thành từng tổ vây bắt tù binh. Tiểu đội 3 vừa bắn chỉ thiên vừa gọi địch đầu hàng.

< Đỉnh Slamcao, nơi đồng chí Võ Nguyên Giáp đặt đài quan sát để chuẩn bị trận đánh đồn Phai Khắt.

Kết thúc trận đánh, ta tiêu diệt 5 tên, bắt 17 tên, thu 27 súng và nhiều đạn. Trong trận này, đồng chí Nông Văn Bê bị thương nhẹ. Sau khi hạ đồn xong, Đội nhanh chóng thu gom súng đạn, tài liệu và phát truyền đơn biểu ngữ cho nhân dân. Tốp tù binh được tập hợp ở giữa sân, hai nữ đồng chí Cầm và Thanh giải thích bằng tiếng Tày cho họ hiểu chủ trương chính sách đánh Pháp, Nhật, cứu nước của Việt Minh, kêu gọi họ quay súng vào Pháp-Nhật để giành độc lập cho dân tộc. Sau khi được nghe chính sách của Việt Minh, một số tù binh xin đi theo cách mạng còn đa phần xin được trở về quê.

Trong hai trận đánh đầu tiên, Đội sử dụng chiến thuật “tiến công bằng lối hoá trang kỳ tập (tập kích) đã mở đầu một cách xuất sắc trang sử chiến thuật của Quân đội nhân dân Việt Nam”. Hoá trang kỳ tập là lối đánh tốn ít súng đạn, thương vong thấp song hiệu quả chiến đấu cao. Hai trận đánh đầu tiên, ngoài việc tiêu diệt và bắt sống toàn bộ quân địch trong đồn, Đội còn thu được nhiều vũ khí, quân trang. Quan trọng nhất là Đội giành thắng lợi theo đúng Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh “Trận đầu nhất định phải thắng lợi”.

< Một tầm quan sát từ đỉnh Slam Cao. Bản Phai Khắt là một bản nhỏ chỉ khoảng 10 nóc nhà, quân Pháp đã chiếm ngôi nhà to nhất bản của ông Nông Văn Lạc và đóng một trung đội tại đây.
Dulichgo
Ngoài việc vận dụng chiến thuật phù hợp, thắng lợi của hai trận đầu ra quân thể hiện một số nét đặc sắc về nghệ thuật quân sự Việt Nam. Đó là chọn mục tiêu và thời điểm tiến công phù hợp. Lực lượng ta tham gia trực tiếp đánh đồn chỉ có hơn 20 người, vũ khí thô sơ, cán bộ chưa được thử thách qua chiến đấu. Trước tình hình đó, Ban chỉ huy Đội đã chọn hai đồn Phai Khắt và Nà Ngần là phù hợp. Ngoài ra, hai đồn nằm cách xa nhau và xa trung tâm chỉ huy của địch (châu lỵ Nguyên Bình), nên không thể chi viện kịp thời cho nhau. Trong khi đó, ta có điều kiện cả về thời gian và không gian giải quyết trọn vẹn trận đánh. Về thời cơ tiến công, ta chọn vào những lúc bất ngờ nhất đối với địch: Đánh đồn Phai Khắt chọn lúc chiều muộn (17 giờ) địch đang hoặc vừa ăn cơm chiều xong; đánh đồn Nà Ngần ta chọn lúc sáng sớm (7 giờ sáng) khi địch vừa ngủ dậy - đây là hai thời điểm  quân địch sơ hở, mất cảnh giác nhất. Cả hai đồn, ta đánh đúng lúc tên chỉ huy đi vắng nên đã triệt tiêu được yếu tố sắc sảo và tinh nhanh của địch.

< Người gác rừng Đặng Hồng Cao đang đứng tại vị trí, nơi cách đây 70 năm Đội VNTTGPQ đã đứng tuyên thệ dưới lá cờ đỏ sao vàng.

Ta đã giữ được yếu tố bí mật từ đầu đến cuối, từ lên kế hoạch tác chiến, tổ chức hành quân, triển khai lực lượng đến thực hành tiêu diệt mục tiêu, làm cho địch không kịp phản ứng. Ngoài ra, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân còn có sự chuẩn bị chu đáo cho trận đánh về huấn luyện và hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng tự vệ địa phương. Để nắm địch, Đội đã biết tận dụng tai mắt quần chúng cung cấp đầy đủ những thông tin mới nhất về địch. Bởi vậy, khi thực hành tiến công đồn, ta diễn làm cho quân địch không một chút nghi ngờ.

Tháng 10 năm 1989, nhân dịp kỷ niệm 45 năm Quân đội nhân dân Việt Nam (1944 - 1989), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã về thăm khu rừng Trần Hưng Đạo, nơi ra đời Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và thăm đồn Phai Khắt. Đại tướng rất ngạc nhiên khi đồn Phai Khắt đã trở lại thành nơi ở của gia đình ông Nông Văn Lạc từ sau năm 1945.

Sau khi xem xét kỹ ngôi nhà (Đồn Phai Khắt) mà gia đình vẫn giữ nguyên vẹn, Đại tướng đề nghị gia đình ông Nông Văn Tính (cháu ông Nông Văn Lạc và là chủ gia đình) trao ngôi nhà này cho Nhà nước, vốn nó đã thành di tích, Nhà nước sẽ hỗ trợ kinh phí để gia đình xây ngôi nhà mới. Sau đó Đại tướng tặng quà và chụp ảnh lưu niệm với gia đình.
Dulichgo
Năm 1993, gia đình ông Nông Văn Tính đã rời khỏi ngôi nhà (đồn Phai Khắt) đến ở ngôi nhà mới xây đối diện với ngôi nhà cũ được ngăn cách bởi con đường trải nhựa khá rộng. Tới năm 1994 nhân kỷ niệm 50 năm Quân đội nhân dân, một nhóm nghiên cứu của Bảo tàng Quân đội do trung tá Hoàng Văn Lâm phụ trách tiến hành lập hồ sơ Khu di tích lịch sử  rừng Trần Hưng Đạo và di tích đồn Phai Khắt để giúp tỉnh Cao Bằng lập dự án bảo tồn, tôn tạo 2 di tích này, đồng thời trực tiếp trưng bày bổ sung một số hiện vật tư liệu lịch sử, hình ảnh liên quan tới trận đánh đồn Phai Khắt.  Ngày 09/12/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định xếp hạng Khu di tích lịch sử Rừng Trần Hưng Đạo là di tích quốc gia đặc biệt.

Theo Du Khách Cao Bằng

Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2016

Tuyết rơi trên đỉnh núi Ba Vì ở Hà Nội

(VNE) - Cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 60 km, đỉnh núi Ba Vì (huyện Ba Vì, Hà Nội) sáng 24/1 cũng có tuyết rơi với mật độ khá dày.

Theo ông Đỗ Hữu Thế, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường (Vườn quốc gia Ba Vì), tầm 6h sáng 24/1 tuyết bắt đầu rơi nhiều trên núi Ba Vì, rơi nhiều nhất tầm 9h sáng trên khu vực đền Thượng, cách cổng rừng quốc gia khoảng 13 km.

< Nhiều bạn trẻ đã đổ lên núi Ba Vì ngắm tuyết.

"Tôi đang đứng trên đỉnh Tản Viên ở độ cao 1.227 m. Lúc này tuyết vẫn đang rơi dày, nhìn xung quanh trắng xóa tuyết, nhiệt độ khoảng 0 độ C", ông Thế cho biết lúc 13h chiều.
Ngay khi biết có tuyết rơi trên núi Ba Vì, nhiều bạn trẻ ở Hà Nội và các tỉnh lân cận đã đổ lên núi ngắm tuyết.

Hiện Vườn quốc gia Ba Vì vẫn mở cửa bình thường, đường giao thông lên núi không bị ách tắc, song lãnh đạo vườn quốc gia Ba Vì khuyến cáo du khách đi lại cẩn thận vì đường trơn trượt.

< Các bạn trẻ thích thú khi gặp tuyết trên đường.

Giám đốc Trung tâm Dịch vụ du lịch Vườn quốc gia Ba Vì cho biết thêm, mùa đông năm 2007 đỉnh núi Ba Vì từng có tuyết, nhưng rơi vào ban đêm, mật độ thưa nên ít người biết.

Vườn quốc gia Ba Vì nằm trên địa bàn 5 huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai (Hà Nội), huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn (tỉnh Hòa Bình), cách thủ đô Hà Nội 60 km. Trong Vườn quốc gia Ba Vì có một số đỉnh núi có độ cao trên 1.000 m như đỉnh Vua (1296 m), đỉnh Tản Viên (1.227 m), đỉnh Ngọc Hoa (1.131 m), đỉnh Viên Nam (1.081 m) và một số đỉnh thấp hơn như đỉnh Hang Hùm (776 m), đỉnh Gia Dê (714 m)…

Theo Đoàn Loan (Vnexpress)

Mùa Xuân sớm trên cung phượt Hà Giang

Tôi đã lên đường phiêu bạt Hà Giang – vùng đất cực Bắc của Tổ quốc để được cảm nhận hết cái Xuân đang đến gần...
Người phương Nam, thậm chí người Hà Nội không thể biết thế nào là xuân đúng nghĩa... xuân (!), nếu đúng tiết gọi là xuân không ngược vùng Tây Bắc – nơi ngàn trùng xa ấy. Nói vậy không phải để ngán ngại mà để nhằm “kích” cái mơ, cái cảm, cái tò mò của kẻ ưa phiêu bạt mà hãnh diện nếu lên đường.

Hà Giang theo dân du lịch bụi và dân phượt chuyên nghiệp là vùng cao nguyên hoang sơ hùng vĩ khó nhằn nếu đi bằng xe máy. Chiều cuối năm thời tiết dập dìu lạnh, phơn phớt lẽo, chúng tôi nhóm bạn trẻ “lướt lả” lên đường. Bắt đầu từ Hà Nội điểm dừng chân đầu tiên sẽ là Tuyên Quang.

Đường tàn đông còn vùi nướng giấc ngủ xám xịt nhưng cánh áo đông rượi rã không ngăn được những hàng cây từ lâu náo nức chờ Xuân đâm chồi, nẩy lộc. Ngang qua những bờ đê dọc sông Hồng mấy cô mấy bà nhà vườn đã bày bán hoa đào, hoa mai trong hợp âm nao nức của vài ba cánh én Xuân.
Dulichgo
Bỏ qua cái lịch trình từ Hà Nội đến Tuyên Quang, rồi từ Tuyên Quang đến được thị trấn biên cương Hàm Yên trong hiu hiu gió biên cương, chúng tôi đến được Hà Giang khi đã lung lửng đêm.Thị xã Hà Giang đón chúng tôi bằng hai bát phở bò gia truyền ngon tuyệt. Đây có lẽ là bát phở bò đầu tiên và cũng là cuối cùng trong chuyến đi mà chúng tôi được ăn. Vì những ngày sau là ngày tết hàng quán nơi đây ngày thường còn khan hiếm nên ngày tết dường như tê liệt.

Sáng hôm sau theo lịch trình từ thị xã Hà Giang theo quốc lộ 4C khoảng 43km tới huyện Quản Bạ. Vậy là Hà Giang với thị trấn Vị Xuyên, nơi có chè San Tuyết nổi tiếng tôi vẫn chưa kịp thưởng thức (mặc dù chẳng mê mẩn gì với chè nhưng với một đứa con gái ưa mơ mộng lại có cảm tình đặc biệt với cái tên chè là “San Tuyết”). Có thể “San Tuyết” gợi cho tôi một câu chuyện đầy thú vị chăng?...

Đèo Quản Bạ với chiều dài 45 km mở đầu cho cuộc hành trình chinh phục núi là núi, cho một cuộc phiêu lưu mạo hiểm đầy khám phá. Đường đi Quản Bạ dọc sông Lô, nước sông vào chớm Xuân xanh ngắt, cái màu xanh mát gợi cho con người ta nhiều xúc cảm lâng nối tiếp lâng. Ngày xưa cụ Nguyễn Tuân đã ví nước sông Đà như nước sông Lô cái màu canh hến đùng đục, không biết cụ đã đi vào mùa nào để quan sát, tôi không nhớ nữa..

Ngun ngút tầm mắt là núi và đèo. Đây có lẽ là một cung đèo bảng lảng nhất, mờ ảo nhất, mông lung nhất mà tôi thấy. Mấy cô bé người Dao váy áo muôn màu đi trong sương khói trông như một bức tranh là đà ảo ảnh. Lạnh. Lạnh hơn tôi tưởng khi chênh vênh trên vùng cao này. Lần đầu tiên có cảm giác cái vị lạnh buốt thấu da là như thế nào. Lao xe hun hút gió núi, gió trời xin xít phả vào nhau mà cảm giác đang trôi về cõi nào xa lắm. Sương mù từng thúng đổ xuống, thoắt chả thấy ai, bóng người trước bỗng nhạt nhòa và hút trong màn sương mỏng mảnh ấy. Bản làng, thung, hay những con đường bị hòa trong sương. Đi giữa sương, giữa mây cảm giác như đang lạc vào một cõi nào xa lắm. Đôi lúc trong tôi bật ra câu hỏi “phía xa xa kia là gì?” rồi lại tự trả lời một cách ngớ ngẩn “là sương, là mây, là núi, là hoa là hư vô…”. Dulichgo

Phải nói một điều rằng bắt đầu từ Hà Giang đi Quản Bạ, từ Quản Bạ qua thị trấn Yên Minh rồi qua Đồng Văn rồi Mèo Vạc tất cả là những cung đèo xoáy qua những trái núi, đó là những ngực núi lừng lững cứ đứng hiên ngang thách thức với đất trời, ở đó những người tộc như những hạt sương nhỏ nhoi đọng trên núi, bạn hãy hình dung như vậy sẽ thấy thiên nhiên thật hùng vĩ. Tôi không phải là nhà văn để có thể lôi hết những ngữ từ tả cho bạn hiểu. Đường đi đẹp nhưng cũng đầy hiểm trở, toàn khúc cua cùi trỏ, một bên là vực sâu thẳm, một bên là núi, một chút sơ sẩy thôi có thể văng xuống vực…

Chỉ có thắc mắc một điều, trên những cung đèo dài dằng dặc và mịt mù ấy, cảm giác như đi hoài đi mãi vẫn chỉ là mây, là núi, là sự mịt mù thăm thẳm, bốn phía là núi rừng, bốn phía là tiếng vọng của thiên nhiên hoang dã, lạnh lẽo, tiếng gió dội lại rờn rợn qua vách núi, lác đác những người tộc, nam có, nữ có, già có, trẻ có họ tụ thành từng nhóm, cứ đi, cứ đi, đôi lúc tôi tự hỏi họ đi về đâu, đích của họ là đâu trong một cung đèo dài như vậy…

Cuối cùng thì đã tìm được câu trả lời, đó là những thị trấn như Yên Minh, như Đồng Văn, những thị trấn nhỏ nằm trên một gồ đất tạm gọi là bằng phẳng hơn núi, nơi có mấy thứ nhạc sập sình phát ra. Nơi với họ có thể là thứ ánh sáng duy nhất, ánh sáng của văn minh, ánh sáng của cái gì đó lung linh nhất, xa xỉ nhất.

Tự dưng nhớ đến “Hai chị em” trong tác phẩm của Thạch Lam cũng đợi thứ ánh sáng ấy, thứ ánh sáng duy nhất của chuyến tàu đêm trong chuỗi ngày hẩm hiu và buồn tẻ của hai chị em. Tôi thích văn Thạch Lam bởi lối kể chuyện nhẹ nhàng, những câu chuyện không có cốt truyện cũng nhẹ nhàng như chính giọng văn của ông…
Dulichgo
Mùa xuân đến điểm mặt trên các sắc lá cái màu non tơ của chồi non, biêng biếc của lộc, màu đỏ rực của hoa chuối rừng, màu trắng của hoa lê, hoa mận, màu hồng phớt của hoa đào và cả cái màu vàng mùa trước của những chiếc lá còn sót lại, hòa cùng những sắc màu của váy áo thổ cẩm của những chàng trai cô gái người tộc xuống đường du xuân…

Chạy xuyên qua cao nguyên đá Đồng Văn, đỉnh Mã Pì Lèng tới Mèo Vạc. Mở ngoặc chút về Mã Pì Lèng được mệnh danh là vua của những con đèo ở miền Bắc. Không phải bởi khó đi, mà bởi cảnh quan hùng vỹ và câu chuyện thanh niên cảm tử phá đá mở đường trên con đèo hiểm trở này. Đứng trên đỉnh Mã Pì Lèng, dang rộng cánh tay đón gió, cảm giác như đang bay lơ lửng trên bầu trời.

Đường Hạnh Phúc bắt đầu từ Hà Giang, chạy xuyên qua cao nguyên đá Đồng Văn, đỉnh Mã Pì Lèng tới Mèo Vạc ấy dài gần 200 km, con đường này là máu xương, là huyền thoại về sức trẻ của thanh niên từ 16 dân tộc các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Nam Định và Hải Dương. 8 năm, hơn 2 triệu ngày công, 1.000 thanh niên xung phong, 1.200 dân công, 9 triệu tấn thuốc nổ và biết bao công sức đã đổ xuống để mở ra con đường này. Đi trên con đường không chỉ để thưởng ngoạn cảnh đẹp, mà còn để tri ân những người đã nằm xuống cho từng lối ta đi.

Còn cao Nguyên Đồng Văn đó là một cao nguyên đá, với núi là núi, xiên núi, rẽ núi, quằn núi, cứa núi, những con đường ngoằn ngoèo qua những núm núi, ngực núi, lao xe trên đường xe mà cảm giác đứng tim, một chút sơ sẩy thôi, một cái chớp mắt thôi có thể văng xuống vực… Càng đi tôi càng thấm thía cái lạnh của miền núi cao là như thế nào… buốt lên tận não…
Dulichgo
Đến được thị trấn Đồng Văn khi trời đã nhấm nhem tối, một cái thị trấn nhỏ với vài ba ngọn đèn leo lét đỏ không làm cho du khách thấy ấm hơn giữa cái lạnh buốt da thịt này. Khách sạn Hoàng Ngọc duy nhất ở cái thị trấn ấy mở cửa. Cô cháu của chủ khách sạn - làm lễ tân với với nước da trắng hồng của vùng núi cao quanh năm lạnh này, nghe đâu có học gì đó ở Hà Nội nên cách ăn mặc cũng đậm chất phố phường nhưng không được tinh tế từ màu sắc đến kiểu dáng với kiểu tóc nhuộm hoe hoe vàng, đón tiếp khách bụi đường bằng nụ cười niềm nở cùng chất giọng trong trong lảnh lót trong cái đêm xám ngắt lạnh này.

Cái hẹn 20 giờ sẽ đi “cà phê phố cổ” nổi tiếng ở Đồng Văn ngay chợ Đồng Văn với những ngôi nhà đất cũ kỹ 2 tầng do những già làng người tộc sống lâu năm ở đây, những già làng này biết rất nhiều chuyện hay, tính chuyến đi này sẽ đến diện kiến và… hóng hớt, nhưng tôi không thực hiện được vì thời tiết buổi tối xuống khá lạnh. Những ngày lạnh nhất ở đây nhiệt độ trong nhà xuống còn 5-7 độ, có khi bạn đưa tay xuống thau nước sẽ thấy lớp đá đóng băng phía dưới.

Sáng hôm sau chúng tôi đến Lũng Cú trong màn mưa xuân lất phất, tiếng chuông đeo cổ của mấy con bò ăn cỏ trên những triền đồi leng keng trong gió. Trên đường từng tốp người tộc du xuân, tiếng nói cười của họ vẳng trong gió, va vào vách núi tạo thành những tiếng khèn âm vang. Thỉnh thoảng trên đường tôi bắt gặp cái kéo tay của chàng trai và cái nhìn bẽn lẽn của cô gái chớm tuổi dậy thì…

Sau, hỏi ra thì mới biết, mồng 3 âm lịch ở Mèo Vạc có tục “bắt vợ” đây là một tục lệ có từ lâu đời của người H’Mông, các cô gái từ 13 tuổi trở lên, ngày hôm đó đều ăn mặc rất đẹp, đi dạo thành từng tốp trên đường, để cho các chàng trai họ “ưng” cái nhìn “bắt” đi. 3 ngày ở nhà chàng trai nếu không có phản ứng gì, có nghĩa là đồng ý làm vợ, chàng trai sẽ đem con gà đến lễ nhà gái, thế là xong! Đây là một tập tục mà theo tôi thấy rất chi là điên rồ… Hôn nhân, ở với nhau một đời chỉ là một trò chơi con trẻ, chẳng biết tình yêu của họ đặt ở đâu cho trò chơi ấy? Hay người tộc họ có suy nghĩ đơn giản hơn người kinh chăng?...

Chợ Lũng Cú nằm neo neo bên những cánh đồng hoa cải vàng rực dưới chân núi, chơi vơi trên mép đồi là mấy cây mơ, cây mận đua nhau khoe sắc. Tự dưng tôi lại nhớ đến những triền đồi ngập hoa mơ hoa mận trên đường đi cao nguyên Mộc Châu, đó là miền cao nguyên đầy ắp kỷ niệm được xếp ngay ngắn trong lớp ký ức nhỏ nhoi của tôi.

Chợ Lũng Cú trưa, hắt bóng với những vũ điệu Xuân của lũ trẻ con người tộc làm tôi thấy thích thú, những đứa trẻ chơi bóng và xoay tùng váy như một vũ điệu đẹp một cách lạ lùng… Có lẽ hành trình chuyến đi tôi bắt gặp ở đây không khí Xuân nhất, ấm áp nhất trong cái lạnh heo hút này...

Trong cái không khí xuân nơi đây, bạn đừng quên đến thăm cột cờ Lũng Cú nổi tiếng phân ranh giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đứng bên cột cờ Lũng Cú, nhìn lá cờ Tổ quốc phấp phới bay trong gió, tận mắt thấy điểm đầu tiên đặt nét bút vẽ nên bản đồ hình chữ S là lúc lòng tự hào dân tộc và tình yêu quê hương đất nước dâng tràn.

Theo Một Thế Giới

Hàng loạt sự kiện mừng Tết Bính Thân ở TP HCM

(VNE) - Bắn pháo hoa, lễ hội bánh tét, dâng bánh tét Quốc tổ Hùng Vương, đường hoa, đường sách... là những chương trình được TP HCM tổ chức mừng Tết Bính Thân.

Theo kế hoạch mừng Tết Nguyên đán Bính Thân 2016 do UBND TP HCM ban hành, thành phố sẽ tổ chức chương trình trang trí ánh sáng nghệ thuật đường phố từ ngày 30/1 đến hết ngày 17/2 (21 tháng Chạp đến mùng 10 Tết) tại các tuyến đường Nguyễn Huệ, Đồng Khởi, Lê Duẩn, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Lê Lợi, Phạm Ngọc Thạch...

Đường hoa Tết tại phố đi bộ Nguyễn Huệ khai mạc tối 5/2 (27 Tết) và kéo dài trong 8 ngày. Cùng thời gian này, đường sách trên các tuyến Mạc Thị Bưởi - Nguyễn Huệ - Ngô Đức Kế cũng được tổ chức phục vụ người dân và kiều bào.

Hội hoa xuân Tao Đàn lớn nhất TP HCM sẽ được tổ chức từ ngày 3/2 đến 14/2 (25 tháng Chạp đến mùng 7 Tết). 3 chợ hoa Tết cấp thành phố và 128 chợ hoa ở quận huyện cũng diễn ra từ ngày 1/2 đến 7/2.

Ngoài ra, sự kiện không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán là Ngày hội Bánh Tét sẽ diễn ra từ ngày 2- 4/2 (24 - 26 tháng Chạp). Còn Lễ dâng cúng bánh tét Quốc tổ Hùng Vương được tổ chức ngày 5/2 tại khu tưởng niệm các vua Hùng, Công viên lịch sử văn hóa dân tộc và 24 quận, huyện.
Dulichgo
Lễ đón giao thừa Tết Bính Thân sẽ được thành phố tổ chức từ ngày 7/2 (29 Tết) đến ngày 9/2 (mùng 2 Tết) gồm các chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc biệt tại công viên 23/9, công viên Gia Định, sân khấu đường Trường Sa (trước nhà thi đấu Rạch Miễu), bắn pháo hoa (dự kiến khoảng 8 điểm) từ 0h đến 0h15.

Trong chuỗi sự kiện mừng Tết Nguyên đán, tối mùng 5 TP HCM sẽ tổ chức chương trình sân khấu hóa kỷ niệm 227 năm chiến thắng Đống Đa lịch sử (1789-2016) tại công viên Tao Đàn.

Để phục vụ việc vui chơi, tham quan của người dân tại các sự kiện mừng Tết, Sở GTVT TP HCM đã công bố 12 cao ốc và 25 điểm giữ xe trên các tuyến đường ở khu vực trung tâm.

Cụ thể: đường Hàm Nghi (công viên Quách Thị Trang đến Tôn Đức Thắng), Pasteur (từ Hàm Nghi đến Alexandre De Rhodes), Tôn Đức Thắng (Hàm Nghi đến vòng xoay công trường Mê Linh), Hàn Thuyên, Lê Thánh Tôn (Pasteur đến Nguyễn Trung Trực), Alexandre De Rhodes, Trương Định, Huyền Trân Công Chúa, Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Lai...
Dulichgo
Các cao ốc gồm: tòa nhà Kumho Asianna Plaza (số 9 Lê Duẩn), Trung tâm thương mại 70 Tôn Đức Thắng, cao ốc 34 Tôn Đức Thắng, khu phức hợp Eden, cao ốc 22-36 Nguyễn Huệ, 57-69F Đồng Khởi, cao ốc tại số 5 Công trường Mê Linh, trung tâm thương mại 45 Ngô Đức Kế, cao ốc 3C Tôn Đức Thắng, cao ốc Sài Gòn Center tại 65 Lê Lợi, trung tâm thương mại 1-1A-2 Tôn Đức Thắng, Nhà điều hành sản xuất 35 Tôn Đức Thắng, tòa nhà văn phòng 180-182 Nguyễn Công Trứ, cao ốc Sunwah số 115 Nguyễn Huệ.

Theo Hữu Nguyên (Vnexpress)

10 đặc điểm dân "phượt" chính hiệu cần có

(TTO) - Cảm giác tự mình đi đây đi đó quả là một trải nghiệm không thể quên được trong đời. Nhưng để có được những chuyến đi như ý, bất cứ dân "phượt" nào cũng cần có những tố chất cần thiết.

1. Tháo vát và sáng tạo

Trong quá trình đi phượt, rất nhiều vấn đề có thể phát sinh mà ta không thể nào lường trước được. Chính vì vậy, khả năng thích nghi nhanh với những tình huống mới sẽ được thể hiện cụ thể nhất qua tính tháo vát và sáng tạo của các "phượt thủ".
Những ý tưởng trước nay chưa từng thực hiện hay thậm chí chưa từng được nghĩ ra sẽ có cơ hội được áp dụng. Và dù tin hay không thì cũng đã có rất nhiều ý kiến thú vị ra đời nhờ những khoảnh khắc như thế này.

2. Nhận biết rủi ro

Giá cả ăn uống, chất lượng dịch vụ, xăng... là những vấn đề mà dân "phượt" phải tính toán thật chi ly trước khi khởi hành. Và tất nhiên cũng không thể không nhắc đến những vấn đề nhạy cảm tại điểm đến như móc túi, "chặt chém"...
Dulichgo
Việc đề phòng trước những vấn đề này vô hình trung sẽ làm các "phượt thủ" lên kế hoạch kỹ càng hơn, chú ý đến đồ đạc của mình hơn và cảm nhận cũng như phản xạ tốt hơn khi trở thành nạn nhân của những trường hợp này.

3. Phán đoán tính cách

Là một "phượt thủ" cũng chả dễ dàng gì khi phải đối mặt với hàng tá vấn đề có thể xảy ra. Vì thế, trong quá trình đi phượt, các "phượt thủ" sẽ học được cách nhận biết được suy nghĩ cũng như ý đồ của người khác.

Những người lươn lẹo, thiếu chân thành sẽ ít có cơ hội ra tay trước mặt bạn, cũng từ đây những người chân thành, chính trực và đáng tin cậy sẽ trở nên quý giá hơn bao giờ hết và bạn sẽ học được cách trân trọng những người này.

Càng đi phượt nhiều, khả năng phán đoán của bạn càng gia tăng và bạn sẽ biết lúc nào nên tin và lúc nào có thể nhờ vả đến sự giúp đỡ của người khác mà ít phải lo nghĩ đề phòng.

4. Tự tin

Tự tin là điều mà dân "phượt" luôn có thừa. Một chuyến đi phượt dù xa hay gần, trong nước hay ngoài nước cũng sẽ có rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết.

Là một "phượt thủ", việc tự mình đứng ra đương đầu với mọi thử thách trên đường đi, giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng giữa các thành viên trong chuyến đi sẽ giúp bạn ngày càng tự tin hơn, không chùn bước trước những khó khăn và thử thách mới trong cuộc sống.

5. Đối mặt với nỗi sợ

Đối mặt với nỗi sợ của bản thân là một chuyện chẳng dễ dàng gì, nhất là khi bạn đang đi phượt. Hầu như mọi người sẽ tự nảy sinh ra những nỗi sợ vô hình như “Nếu mình mất hết tiền thì phải làm sao đây?” hay “Người này liệu có đáng tin không?”.

Mặc dù vậy, những suy nghĩ tự phát như trên sẽ ít xuất hiện hơn khi bạn trải qua nhiều chuyến đi hơn.
Dulichgo
Những suy nghĩ và lo lắng như thế sẽ dần bị thay thế bởi tâm trạng háo hức và nguồn năng lượng trào dâng mỗi khi bạn tập trung vào điểm đến của mình. Và điều hay ho nhất ở đây chính là thái độ lạc quan ấy sẽ xuất hiện khi bạn đối mặt với những vấn đề trong cuộc sống đời thường.

6. Thái độ cởi mở

Khi đi phượt, việc giao tiếp với những người xa lạ và xây dựng quan hệ với họ là chuyện rất đỗi bình thường. Càng nói chuyện nhiều, càng tiếp xúc nhiều với họ bạn sẽ càng nhận ra nhiều điều mới mẻ và thú vị thông qua nhiều cách nhìn nhận, suy nghĩ và đánh giá khác nhau.

Bạn cũng dễ chấp nhận những dòng suy nghĩ khác nhau về cùng một vấn đề. Và sau mỗi chuyến đi, bạn sẽ cởi mở hơn với những người xung quanh mình thay vì tỏ thái độ với họ.

7. Thay đổi suy nghĩ của mọi người

Quả thực là đối với nhiều người hiện giờ, việc đi phượt vẫn còn là một điều gì đấy tương đối cấm kỵ, nhất là với những người đã có tuổi.

Mặc dù vậy, ngày càng nhiều người thay đổi những quan điểm của mình với chuyện đi phượt, thậm chí còn tổ chức những điểm dành riêng cho "phượt thủ".

8. Sự tự do

Việc đi đây đi đó luôn tạo ra hứng khởi cho những người tham gia. Và điều tuyệt vời hơn cả chính là chả có ai gò bó chuyện đi đâu hay làm gì. Tất cả đều là do bạn tự đề xuất và trải nghiệm. Nếu có gì bất trắc xảy ra, ta nên thay đổi kế hoạch.

9. Tận hưởng cuộc sống

Chẳng có gì bằng việc đứng trước những tuyệt tác của tự nhiên và rồi bàng hoàng nhận ra rằng bạn chỉ có vài giờ dừng chân ở đấy trước khi phải lên đường rời đi cùng mọi người. Đó là một cảm giác thực sự khó chịu vì bạn khó có cơ hội trở lại đấy một lần nữa.
Dulichgo
Thật may mắn là đi phượt sẽ đem lại cho bạn cảm giác tận hưởng trọn vẹn những điều mà đôi khi chỉ được tận mắt chứng kiến một lần trong đời.

10. Thử thách bản thân

Nếu bạn có thể tự thực hiện một chuyến đi phượt được thì xin chúc mừng, bạn có khả năng đưa mình ra khỏi vùng an toàn của bản thân. Bạn là một người có khả năng thúc đẩy bản thân liên tục vì những mục tiêu và những trải nghiệm tuyệt đỉnh.

Nhất là việc thúc đẩy bản thân sẽ là một cơ hội tốt để hoàn thiện mình.

Theo Xuân Lộc (Dulich.Tuoitre)

Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2016

Mạo hiểm đi phượt giữa thời tiết xấu

(ANTĐ) - Bất chấp tình hình thời tiết xấu cùng những địa hình hiểm trở, nhiều “phượt thủ” đã mạo hiểm lao mình vào những chuyến đi tự túc hoặc phó mặc vào những nhà tổ chức tour không chuyên nghiệp. Không có phương tiện hỗ trợ, không có cảnh báo… những hành trình như thế này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, rủi ro.

Những hành trình “liều”

Thời điểm này là lúc nhiệt độ đang xuống rất thấp, nhưng rét đậm, rét hại không ngăn nổi các bạn trẻ lên đường đi phượt cho thỏa khát vọng chinh phục những đỉnh cao, vượt qua nỗi sợ hãi chính bản thân mình. Sa Pa (Lào Cai), đỉnh Mẫu Sơn (Lạng Sơn) hay đỉnh Fansipan - nóc nhà Đông Dương từ lâu đã được coi như những “địa điểm vàng” để các “phượt thủ” trải nghiệm cái rét cực độ.

Trên một diễn đàn phượt, đoạn chia sẻ của một nhóm bạn về chuyến đi Sa Pa 3 ngày 2 đêm đầy “bão táp” với chi phí khá khiêm tốn chỉ 1,5 triệu đồng/người, đã ngay lập tức thu hút sự chú ý của các thành viên.

Nhóm du khách đi phượt không ở tại khu vực trung tâm Sa Pa, mà chọn một nhà nghỉ homestay với đồng bào dân tộc tại xã Tả Van cách Sa Pa khoảng 10 cây số. Họ đã bất chấp nguy hiểm thực hiện những hành động khá liều lĩnh như như thả phanh xe cho lao dốc tự do, nhảy qua những tảng đá trơn trượt trên suối… Điều đáng lưu ý là trong hành trình, cả nhóm đã 2 lần tưởng như bị tạm dừng kế hoạch đi phượt bởi những cơn mưa xối xả, những lúc tưởng như không đi nổi giữa đường mây mù mờ mịt.

Nhưng quyết hoàn tất lịch trình, họ đã cố dầm mưa và kể cả băng qua những đoạn đường đầy sương mù để về đích bằng được. Khi về đến nơi cũng là lúc thở phào vì tất cả những điều hiểm nguy đều ở lại phía sau. Thế mới là phượt! 
Dulichgo
Cư dân mạng gần đây cũng lan truyền những hình ảnh về một cặp vợ chồng trẻ đã rủ nhau chụp ảnh cưới trên đỉnh Fansipan, ở độ cao 3.143 mét. Cả hai đã vượt qua bao vực sâu, băng trên những con đường đầy bùn lầy và tất nhiên là bỏ qua cái lạnh cắt da, cắt thịt để có được những khung hình đáng nhớ trong đời. Được biết, cả cô dâu và chú rể đều cùng quan điểm khi cho rằng, không nơi nào khoáng đạt hơn, lý tưởng hơn cho những khoảnh khắc hạnh phúc như trên “nóc nhà Đông Dương”.

Sau khi thấy hình ảnh khác biệt này, nhiều bạn trẻ cũng ấp ủ ý định “vượt khó” để có thể có những khoảnh khắc như mơ giống như cặp đôi kia. Tuy nhiên, điều đáng nói là không phải cặp vợ chồng nào cũng “cắn răng” chịu được lạnh trong bộ quần áo mỏng manh khi nhiệt độ bất ngờ chạm ngưỡng âm 1 độ C.

Nên có người đồng hành đáng tin cậy

Hỏi một công ty du lịch tổ chức tour chinh phục đỉnh Fansipan khá uy tín, nhân viên tư vấn khẳng định, Fansipan không phải nơi để có thể tự túc tổ chức những chuyến đi theo kiểu tự phát như vậy. Ngoài điều kiện gần như bắt buộc là phải có một hướng dẫn viên  kinh nghiệm dẫn đường, để chinh phục “nóc nhà Đông Dương” với thời tiết lạnh và gió như vậy, mỗi người phải tập luyện thể lực ít nhất 3-5 ngày. Ngoài ra là những trang phục giữ ấm, gậy leo núi, giày, các loại thuốc cảm, hạ sốt… Càng lên cao, áp suất không khí càng giảm, nếu không giữ ấm cẩn thận thì rất dễ gây ra hiện tượng mạch máu co lại, dẫn đến đột quỵ.

Thêm vào đó, trên thực tế, khí hậu khắc nghiệt vùng núi không phải lúc nào cũng thuận lợi cho người đi phượt. Mưa gió thất thường, sương mù dày đặc che lấp tầm nhìn, rồi sương muối, băng tuyết và cả tai nạn sạt lở… là những “đặc sản” của những tuyến đường mạo hiểm.
Dulichgo
Những người du lịch vốn không có nhiều kiến thức trong việc nắm bắt thời tiết, nhất là những địa điểm du lịch xa lạ, nên lần đầu đặt chân đến đó thường không thể lường hết những tình huống sẽ xảy ra. Bởi vậy, việc thường xuyên cập nhật thời tiết và bám sát các thành viên trong đoàn cũng như những hướng dẫn viên du lịch là cần thiết đối với người đi phượt.

Để tránh bị lạc, mỗi đoàn nên có những ký hiệu nhận biết riêng: mặc áo phản quang, dán phản quang trên mũ bảo hiểm… Những xe đi trước nếu thấy đường xấu, có ổ gà, có ô tô đi ngược chiều hoặc cảm nhận phía trước quá nguy hiểm, không đi được thì nên có các động tác tay cần thiết để cảnh báo cho xe đi phía sau.

Theo An Ninh Thủ Đô