Thứ Hai, 26 tháng 10, 2015

Làng cói 200 tuổi ở miền Trung

Đời sống cư dân Việt hầu như ai cũng quá quen và gắn bó với sản phẩm chiếu cói. Chiếu cói sản xuất ở huyện Hoài Nhơn-tỉnh Bình Định tập trung chủ yếu ở xã Hoài Châu Bắc, nơi có di tích chiến thắng Đồi Mười được kỷ niệm hàng năm làm rạng danh trang sử tỉnh nhà.

Hàng trăm hộ dân ở xã Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Nhơn (Bình Định) vẫn gắn bó với nghề trồng và làm chiếu cói, quy mô lớn nhất miền Trung. Diện tích cói gieo trồng năm 2013 của xã là 159,4ha, chiếm 65,4% diện tích gieo trồng toàn Huyện; Sản lượng đạt trên 1.000 tấn/năm. Số lượng chiếu sản xuất của xã năm 2013 là 422.400 chiếc, chiếm 43% lượng chiếu sản xuất trong toàn huyện (số liệu thống kê năm 2013). Toàn huyện có 5/17 xã, thị trấn làm nghề dệt chiếu.

< Hình ảnh mùa thu hoạch cây cói tại một cánh đồng thuộc xã Hoài Châu Bắc. Địa phương này hiện có hơn 800 hộ vẫn gắn bó với nghề làm chiếu cói truyền thống. Cây cói nguyên liệu sau khi thu hoạch, người nông dân cột thành từng bó dựng đứng giữa đồng để phơi.
Dulichgo
Nghề dệt chiếu ở đây có từ hai trăm năm nay, đây là nghề thu hút số lượng lao động lớn và tạo nguồn thu đáng kể cho cư dân địa phương.

< Sau khi chiếu cói phơi nắng khô ráo, chủ ruộng thuê nhân công gánh đưa lên ven quốc lộ 1 để chuẩn bị đưa về nhà.

Làng nghề chiếu của xã được UBND tỉnh Bình Định công nhận theo quyết định số: 521/QĐ-UBND, ngày 24 tháng 8 năm 2007, với tên gọi “Làng nghề sản xuất các sản phẩm từ cói Hoài Châu Bắc”.

< Người dân dùng xe máy vận chuyển nguyên liệu cói về nhà, sau đó sẽ dùng máy chẻ nhỏ rồi phơi thêm vài ngày. Mỗi năm người dân nơi đây sản xuất ba mùa cói nguyên liệu. Tùy theo diện tích gieo trồng, chủ ruộng thuê từ vài người đến hàng chục lao động tham gia thu hoạch với giá khoảng 150.000 đồng mỗi ngày công.
Dulichgo
< Cói được phơi khô, sau đó cho vào chảo dùng phẩm nhiều màu sắc để nhuộm.

Số thôn trong làng nghề chiếm 50% tổng số thôn của xã, gồm: Gia An, Gia An Đông, Gia An Nam, Quy Thuận và Chương Hòa. Làng nghề có gần 800 hộ tham gia làm cói, dệt chiếu, chiếm trên 51% tổng số hộ của làng nghề. Riêng số cơ sở chuyên dệt chiếu là 265 cơ sở và 683 lao động (số liệu tổng điều tra cơ sở kinh tế 1-7-2012).

< Ngày nắng lên, khắp các đường quê ngõ xóm ở làng Hoài Châu Bắc rực rỡ hệt như tranh vẽ với từng ô chiếu cói muôn màu phơi dưới nắng.
Dulichgo
Năm 2009, Tỉnh và Huyện đã đầu tư xây dựng trên 4km đường bê tông vào làng nghề. Đến nay nhiều đường ngang, ngõ hẽm cũng đã được bê tông hóa.

< Trung bình một ngày, mỗi lao động dệt từ 6 đến 10 tấm chiếu, hưởng ngày công khoảng 150.000 đồng.

Bộ mặt Làng nghề ngày càng khang trang, sạch đẹp. Hiện nay Làng nghề  đã có Hợp Tác Xã Chiếu cói Châu Giang (Tiền thân là HTX Dịch vụ điện Hoài Châu Bắc) trực tiếp tham gia sản xuất chiếu. Ngoài ra HTX còn làm dịch vụ tiêu thụ, cung cấp máy móc, thiết bị và một số nguyên liệu dệt chiếu.

< Từ lâu, chiếu cói được tỉnh Bình Định chọn là sản phẩm thủ công truyền thống đặc trưng của địa phương. Theo lãnh đạo xã Hoài Châu Bắc, sản phẩm chiếu cói nơi đây từng được xuất sang thị trường các nước Đông Âu, Đông Nam Á và các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, mang lại doanh thu cho địa phương hàng chục tỷ mỗi năm.

< Ngoài ra, nhiều hộ dân cũng sử dụng phương pháp dệt chiếu bằng tay truyền thống.
Dulichgo
Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề của Huyện đã xây dựng cơ sở 2 tại Làng nghề nhằm hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động các xã, thị trấn phía Bắc của huyện. Chiếu cói đã được chọn là sản phẩm thủ công truyền thống đặc trưng của làng nghề Bình Định. Năm 2012 sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch  Bình Định đã chọn Làng nghề dệt chiếu Hoài Châu Bắc thực hiện dự án Văn hóa phi vật thể để trình Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch đưa vào ngân hàng dữ liệu Văn hóa phi vật thể.

< Hoài Châu Bắc nổi tiếng với sản phẩm chiếu hoa ở giữa có đan chữ "thọ", "song hỉ" hoặc chữ "trăm năm hạnh phúc". Bốn góc chiếu được in biểu tượng tứ linh hoặc bốn hoa văn lớn hấp dẫn. Tuy nhiên, đến nay do nhu cầu của thị trường, các mẫu mã đã có nhiều thay đổi.

Triển vọng chiếu cói Hoài Châu Bắc sẽ phát triển nhiều hơn, xứng với tiềm năng và thế mạnh của làng nghề truyền thống, góp phần thúc đẩy Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của xã sớm đạt được các tiêu chí. Diện mạo nông thôn Hoài Châu Bắc đang  từng ngày đổi mới.

Du lịch, GO! tổng hợp từ Zing New, Cục TK Bình Định

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét